- Lịch tiêm phòng dành cho phụ nữ đang mang thai
- 3 tháng đầu thai kỳ bà bầu có nên ăn thịt chó không?
- Những nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ nhỏ bị mắc bệnh rối loạn tiêu hóa
Dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường thai kỳ cho bà bầu
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là tình trạng nội tiết tố insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động cơ thể con người, hoặc cơ thể không chuyển hoá tốt insulin. Glucose là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường glucose không thể di chuyển một mình từ mạch máu vào tế bào mà phải cần insulin hỗ trợ trong quá trình vận chuyển. Con người mắc bệnh tiểu đường là do có quá nhiều lượng đường vào mạch máu và các biến chứng từ đó phát sinh.
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Các chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết: “Bệnh tiểu đường thai kỳ được kiểm soát và giám sát bởi người bệnh và bác sĩ thì rủi ro sẽ được giảm rất nhiều. Mục đích chính của việc chữa trị bệnh tiểu đường là làm giảm lượng đường trong máu quay trở lại mức ổn định cho phép đồng thời sản sinh lương Insulin phù hợp với cơ thể con người. Phải mất thời gian để ước lượng cân bằng lượng insulin cần thiết trong ngày.”
Các mức độ chỉ số đường huyết
Phụ nữ mang thai bi bệnh tiểu đường thai kỳ cần được giám sát suốt quá trình mang thai và sinh đẻ. Biến chứng xảy ra khi cơn đau đẻ bị kéo dài và người mẹ có lượng đường không phù hợp.
Triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ
Bạn có thể không biết cho đến khi bạn kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Vài phụ nữ có những triệu chứng tương tự như sau khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2:
- Mẹ bầu thường xuyên khát nước. Thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều.
- Đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.
- Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/kem xức chống khuẩn thông thường.
- Các vết thương, trầy xước trên da của mẹ bầu khó lành.
- Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?
- Phụ nữ ở lứa tuổi trên 30.
- Phụ nữ dân tộc thiểu số bao gồm thổ dân Úc, dân ở các quần đảo trên Thái Bình Dương, người Châu Á, Philiipines, Ấn độ, Trung Quốc, Trung Đông hoặc Việt Nam.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
- Phụ nữ bị quá cân, béo phì cả trước và khi đang mang thai.
- Đã từng bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai thứ nhất.
Bà bầu nên có chế độ ăn hợp lý
Chuyên gia mách bạn cách phòng chống bệnh tiểu đường thai kỳ
- Nếu đã bị tiểu đường thai kỳ, muốn hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thì mẹ bé chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, dùng thêm các loại thảo dược giúp hạ và ổn định đường huyết và luyện tập thường xuyên với thời gian 30 phút/ngày.
- Còn nếu đã mắc tiểu đường tuýp 2, mẹ bầu chỉ cần kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh sẽ tránh được các nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy thận, mờ mắt, hoại tử chi…
- Để kiểm soát tốt đường huyết, mỗi người bị tiểu đường cần áp dụng kiềng bốn chân trong quá trình điều trị: chế độ dinh dưỡng, luyện tập, dùng thuốc, sản phẩm hỗ trợ dành cho người tiểu đường.
- Về dinh dưỡng: Tuyệt đối không kiêng hoàn toàn tinh bột, kiêng hoàn toàn đồ ngọt. Mà cần điều chỉnh chế độ ăn cho khoa học, phù hợp với người tiểu đường. mẹ bầu cần xây dựng một nguyên ăn ăn uống hợp lý như giảm chất đường, tăng thêm khẩu phần chất xơ, sử dụng các thực phẩm có tỉ lệ đường thấp, ăn đa dạng loại thực phẩm để có đủ dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Mẹ bầu có thể ăn thêm từ 2 -3 bữa phụ/ngày để tránh hiện tượng hạ đường huyết quá mức hoặc tăng đường huyết quá cao sau khi ăn. Bên cạnh đó các chuyên gia cũng khuyên các mẹ nên ăn rau trước khi ăn cơm và thức ăn để tạo thành hàng rào chất xơ, ngăn cản sự hấp thu đường vào ruột.
- Về luyện tập: nên thực hiện các bài tập vừa sức đều đặn 30 phút mỗi ngày như đi bộ, bơi lội, đạp xe, v.v… để tăng quá trình tăng cường sự tiêu thụ đường tại các mô và cơ.
- Về dùng thuốc: cần thực hiện theo nguyên tắc 3D: dùng thuốc đúng liều, đủ liều và đều đặn. Đồng thời nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chữa trị bệnh tiểu đường để hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
Bà bầu nên kiểm tra sức khỏe định kỳ với các chỉ định của bác sĩ vào các mốc quan trọng của thai kỳ để sớm phát hiện các bệnh dễ mắc phải, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Nguồn: ytevietnam.net.vn