Đau bụng dưới có thể thường xuyên xảy ra đau từng cơn, âm ỉ rồi lại thôi nhưng phụ nữ không nên chủ quan bởi đó là biểu hiện tình trạng sức khỏe không tốt.
- Đau bụng dưới là biểu hiện của bệnh gì có ảnh hưởng thế nào?
- Vì sao Hà Nội chuẩn bị lại bùng phát dịch sởi, ho gà?
- Bác sĩ vừa làm ở Bệnh viện lại làm thêm ở phòng khám tư đóng bảo hiểm thế nào?
Đau bụng dưới trong do rụng trứng
Khi đang ở trong giai đoạn rụng trứng phụ nữ cũng sẽ gặp hiện tượng đau bụng dưới vào 2 kỳ kinh. Lúc này buồng trứng sẽ giải phóng trứng đã trưởng thành cùng với các chất dịch, máu gây nên hiện tượng kích ứng niêm mạc ở vùng bụng dưới.
Đau bụng dưới do hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Hội chứng tiền kinh nguyệt thưởng xảy ra với phụ nữ ở độ tuổi sinh sản và có các biểu hiện như thèm ăn, tính khí thất thường, có thể đau bụng dưới, đau lưng, nhức đầu, nổi mụn, ngực cương. Những biểu hiện này đều do sự thay đổi nột tiết tố có thể khiến căng thẳng tinh thần. Ngoài ra việc thiếu hụt vitamin, ít vận động cũng sẽ làm cho các triệu chứng đau bụng dưới trở nên nặng hơn.
Đau bụng dưới là hiện tượng gì?
Theo tin tức y tế cho biết, khi có các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt phụ nữ nên gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn, đồng thời thay đổi lối sống tích cực, sử dụng thuốc giảm đau sẽ giúp hạn chế các hiện tượng này.
Đau bụng dưới do bóp tử cung
Co bóp tử cung trong cơ thể cũng gây nên tình trạng đau bụng dưới bởi vì mỗi tháng lớp nội mạc tử cung sẽ hình thành nơi trú ẩn cho phôi thai ở trong tử cung. Khi không được thụ tinh lớp niêm mạc này sẽ bị bong ra chết đi và đào thải ra ngoài qua hiện tượng kinh nguyệt. Nhờ đó mà các lớp niêm mạc chết được đào thải ra ngoài và cảm giác đau bụng dưới sẽ diễn ra khi có chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài khoảng 1-3 ngày đầy kỳ kinh.
Đau bụng dưới do mang thai ngoài tử cung
Đau bụng dưới có thể xảy ra khi phụ nữ mang thai ngoài tử cung. Vậy hiện tượng đau bụng dưới này có làm sao không? Ở trường hợp này thuộc diện khẩn cấp đe dọa tới tính mạng con người nên cần điều trị và có sự can thiệp sớm của bác sĩ.
Bởi vì khi phôi thai không di chuyển được vào trong tử cung nó sẽ ở vị trí không đúng chỗ thường nằm ở ngoài ống dẫn trứng nên sẽ gây ra hiện tượng đau bụng dưới dữ dội, hoặc có cảm giác bị chuột rút ở bên thành bụng, chảy máu, chóng mặt, buồn nôn.
Đau bụng dưới do u nang buồng trứng
Đối với phụ nữ hàng tháng sẽ có 1 trứng trưởng thành và rụng trong thời kì kinh nguyệt, nó sẽ được phóng thích vào gia hai kì kinh. Cũng có một số trường hợp nang không phát triển thành trứng trưởng thành mà chỉ chứa dịch lỏng nên được gọi là u nang buồng trứng.
Trang tin tức y tế cho biết, u nang buồng trứng là hiện tượng xảy ra phổ biến ở phụ nữ có thể không gây ảnh hưởng gì khi còn nhỏ. Tuy nhiên khi chúng lớn lên sẽ gây nên hiện tượng đau bụng dưới, đau vùng chậu, tăng cân và thường xuyên đi tiểu. Để xác định tình trạng phụ nữ cần đi khám phụ khoa để hiểu rõ hơn khi thắc mắc đau bụng dưới là hiện tượng gì?
Hiện tượngđau bụng dưới cần được khắc phục sớm
Hiện tượng đau bụng dưới do u xơ tử cung
U xơ tử cung được biết đến là u phát triển bên trong thành tử cung nó xuất phát từ một tế bào cơ trơn nhưng không phải ung thư tử cung. Bệnh này thường gặp ở những người phụ nữ tuổi từ 30-40 và gây nên hiện tượng đau bụng dưới. Mặc dù bệnh không có gì quá nghiêm trọng nhưng có thể gây khó chịu cho vùng bụng, thắt lưng hoặc ảnh hưởng tới quá trình mang thai của mẹ.
Khi bệnh đau bụng dưới thường xuyên xảy ra bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện để thăm khám sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh rõ hơn.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn