Chữa bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam có tốt không?

Có nên chữa bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam không là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm? Có thể phòng bệnh bằng cách nào?

Ngày 11/09/2017, 03:11:17   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 882

Bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh và phát triển thành dịch nếu không được ngăn chặn, bệnh có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của trẻ nếu không kịp thời điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ em do chủng virus là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71. Bệnh rất dễ dàng lây truyền cho người với người theo đường hô hấp, tiêu hóa, các chất nhầy tiết ra, phân của trẻ bị nhiễm bệnh.

Bệnh tay chân miệng có thời gian ủ bệnh từ 3-6 ngày với các biểu hiện như sốt nhẹ, tổn thương niêm mạc bên trong miệng như lưỡi, môi, má, thậm chí xuất hiện ở cơ thể như lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối.

Bệnh tay chân miệng có các triệu chứng dễ nhận biết

Bệnh tay chân miệng có các triệu chứng dễ nhận biết

Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng cha mẹ không nên chủ quan mà kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám điều trị và tránh được các biến chứng nguy hiểm xảy ra với bé.

Bệnh ít khi gặp ở người lớn chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, nhất là các bé dưới 3 tuổi. Tay chân miệng là bệnh chuyên khoa phát triển thành dịch sớm bởi vì bé ở trong môi trường sinh hoạt như trẻ đi mẫu giáo, nhà trẻ dễ khiến bệnh dịch lây lan nhanh. Bệnh thường xảy ra rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương, tại các tình thành phía Nam bệnh có xu hướng tăng cao vào hai mùa từ tháng 3-tháng 5 và từ tháng 9- tháng 12.

Chữa bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam cho trẻ

Bên cạnh việc sử dụng tây y để điều trị bệnh cho bé cha mẹ có thể tham khảo các phương pháp chữa bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam cho trẻ.

Chữa bệnh tay chân miệng bằng chanh muối: Chanh muối được biết đến là thảo dược cực tốt giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thể đồng thời có khả năng tiêu diệt virus gây bệnh tay chân miệng. Cha mẹ có thể sử dụng bài thuốc này cho trẻ nhỏ tuy nhiên chúng hơi khó sử dụng vì có vị đắng.  Đối với những trẻ nhỏ chưa bị biến chứng loét niêm mạc miệng có thể sử dụng một chút một ong pha loãng với nước cho trẻ uống.

Cây bạc hà giúp bệnh tay chân miệng ở trẻ: Lá bạc hà có công dụng thanh nhiệt giải độc, diệt khuẩn, chữa ung nhọt, lở loét… bởi vậy cha mẹ có thể tận dụng bạc hà để chữa bệnh cho bé. Chỉ cần đun 1 nắm lá bạc hà nhỏ cùng với 1 lít nước trong khoảng 15 phút, để nguội bớt và gạn lấy nước rồi cho trẻ uống mỗi ngày 2 cốc sẽ sẽ đẩy nhanh quá trình chữa bệnh cho trẻ.

Sử dụng bạc hà để chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ vô cùng hiệu quả

Sử dụng bạc hà để chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ vô cùng hiệu quả

Chũa tay chân miệng với củ tỏi: Tỏi là một  loại gia vị quen thuộc trong đời sống với khả năng kháng virus, kháng khuẩn ngăn ngừa các vết loét bị nhiễm trùng. Sử dụng tỏi để chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ rất tốt, đập dập tỏi hoặc băm nhuyễn chế biến thành các món ăn hàng ngày cho bé. Ngoài ra cha mẹ không nên cho trẻ ăn những thực phẩm như tôm, cá, mực có thể gây ngứa các vết loét trên người bé.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ thường có những biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Các biến chứng có thể gặp ở trể như viêm màng não, viêm  phổi, bại liệt, tê liệt…

Đối với những  người phụ nữ trong quá trình mang thai 3 tháng đầu bị nhiễm bệnh có thể dẫn đến sảy thai mặc dù rất hiếm. Những đứa trẻ sinh ra khi mẹ mắc căn bệnh này sẽ có những triệu chứng nhẹ, tuy nhiên để đảm bao an toàn nhất cho thai nhi mẹ không nên tiếp xúc với các nguồn bệnh, người bệnh để tránh bị lây nhiễm.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn