Cách chữa bệnh thủy đậu cho người lớn như thế nào?

Chữa bệnh thủy đậu cho người lớn được nhiều người quan tâm để điều trị bệnh tốt hơn. Bệnh thủy đậu ở người lớn còn nguy hiểm hơn trẻ nhỏ bởi có nhiều biến chứng.

Ngày 30/09/2017, 08:51:59   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 982

Nhắc đến bệnh thủy đậu ai cũng nghĩ tới trẻ nhỏ nhưng người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao khi hệ miễn dịch yếu hoặc người chưa bao giờ bị bệnh.

Bệnh thủy đậu do nguyên nhân nào?

Virus siêu vi varicella zoster là nguyên nhân chính gây ra bệnh thủy đậu cho mọi đối tượng và nhanh chóng bùng phát thành dịch lớn bởi khả năng lây lan qua đường hô hấp. Bất kì ai ở độ tuổi nào đều cũng có thể mắc bệnh thủy đậu không riêng gì trẻ em.

Người lớn bị bệnh thủy đậu còn có nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ em

Người lớn bị bệnh thủy đậu còn có nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ em

Khi người lớn bị bệnh thủy đậu sẽ có nguy cơ bị biến chứng cao chuyển sang viêm phổi. Bệnh thường gặp ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, người hút thuốc, phụ nữ đang trong thời kì mang thai sẽ có nguy cơ nhiễm virus thủy đậu cao. Đối với những ai đã mắc một lần sẽ không mắc lại nhưng nếu hệ miễn dịch kém vẫn có nguy cơ mắc lại.

Những triệu chứng của bệnh thủy đậu ở người lớn

Bệnh thủy đậu ở người lớn cũng có những triệu chứng như trẻ nhỏ, sau thời kì ủ bệnh từ 10-20 ngày bệnh nhân sẽ có các nốt ban đỏ mọc khắp người, sau 24 giờ sẽ hình thành các nốt mụn nước phồng rộp trên cơ trể với số lượng lớn từ 250-500 nốt. Phỏng nước có đường kính từ 5-10 ban đầu có dịch trong  nhưng về sau sẽ có màu đục do mủ hình thành. Trước đó người bệnh có triệu chứng sốt cao từ 38-39 độ, người mệt mỏi chán ăn, đau nhức đau cơ bắp khó chịu. Sau từ 4-5 ngày các nốt mụn sẽ se lại và khỏi dần khi được điều trị đúng cách, tuy nhiên bạn không nên gãi ngứa sẽ gây trầy xước nhiều để lại các vết sẹo trên da.

Chữa bệnh thủy đậu cho người lớn

Chữa bệnh thủy đậu cho người lớn cũng cần kĩ lương. Khi nhận thấy các dấu hiệu bị bệnh thủy đậu cần cách ly với các thành viên khác trong gia đình, với mẹ đang cho con bú  bị bệnh thủy đậu cũng cần dược cách ly. Cắt ngắn gọn móng tay để không  làm cho da bị tổn thương, vỡ các nốt mụn nước do trầy xước làm tăng nguy cơ lây la cho các vùng da khác cũng như người khác khi thực hiện chăm sóc. Nên sử dụng kem có chứa thành phần calamine bằng bông len vào các vết thương. Người bệnh cần  uống nhiều nước hơn bình thường để tránh bị mất nước chú ý mặc quần áo rộng thoáng, mềm mại để tránh cọ xát với các nốt mụn nước trên da.

Thủy đậu là bệnh chuyên khoa do virus gây ra nên chưa có thuốc đặc trị hiệu quả và chỉ tập trung vào điều trị các triệu chứng đặc biệt là ngứa để tránh bội nhiễm da.

Cần chú trọng chữa bệnh thủy đậu cho người lớn

Cần chú trọng chữa bệnh thủy đậu cho người lớn

Có thể sử dụng thuốc ức chế sự phát triển hình thành của virus gây bệnh nhưng cần có sự chỉ định của bác sĩ không tự ý mua thuốc bên ngoài mà không có đơn kê từ bác sĩ. Sử dụng oxy già hoặc dung dịch xanh metylen, betadin để chấm vào các nốt phỏng nước sau đó cho các bệnh phẩm vào túi riêng để tránh lây nhiễm cho người khác trong gia đình.

Khi người bệnh có các dấu hiệu như nốt phỏng nước vỡ nhiều, bị sốt cao không giảm, nhiễm trùng, co giật, có dấu hiệu hôn mê… cần được đưa đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để tránh nguy cơ tử vong cao, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị bệnh tốt nhất.

Để phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất cần thực hiện tiêm phòng cho mọi đối tượng không chỉ riêng mình trẻ em. Bởi vì nguy cơ nhiễm bệnh ở người lớn cũng rất cao để lại các biến chứng nguy hiểm nhiều hơn trẻ em nên không được chủa quan khi mắc bệnh.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn