Cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu mau khỏi nhất

Áp dụng cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bệnh nặng, bị bội nhiễm cao.

Ngày 30/09/2017, 09:03:52   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 716

Khi có người thân mắc bệnh thủy đậu cần chú ý đến cách chăm sóc người bệnh để tránh lây nhiễm thêm  cho các thành viên trong gia đình và mau lành bệnh hơn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có thời kì ở bệnh từ 10-20 ngày rồi mới bắt đầu phát bệnh và có các triệu chứng như: Người bệnh mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ bắp, sốt từ 38-39 độ, uể oải, chán ăn… Lúc này trên cơ thể đã bắt đầu xuất hiện các nốt ban đỏ dưới da. Sau khoảng 24 giờ mới bắt đầu nổi các nốt mụn nước ở mặt và khắp cơ thể. Các nốt mụn nước có đường kính từ 1-3 mm, bị nặng hơn có thể loét rộng hơn từ 5-10mm. Mụn nước có chứa dịch trong sau 1 ngày sẽ trở nên vẩn đục như mủ và bị vỡ ra vào các ngày tiếp theo.

Cần chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu đúng cách

Cần chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu đúng cách 

Cần chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm  nếu để lâu các nốt mụn nước ăn sâu sẽ để lại sẹo lõm kém thẩm mỹ. Nếu bệnh nặng hơn có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, viêm màng não, viêm não… có thể gây nguy hiểm cho con người.

Đối với những người mẹ đang trong thời gian thai kì nếu bị thủy đậu trước khi sinh khoảng 5 ngày đến sau 48 giờ trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu cao tỉ lệ tử vong đến 30%.

Chăm sóc người bị thủy đậu

Để tránh khả năng lây lan bệnh cho các thành viên trong gia đình cần chăm sóc người bị thủy đậu một cách kĩ càng.

Cho người bệnh nằm ở phòng riêng, thoáng mát, có ánh sáng mặt trời nên cách ly người bệnh từ 7-10 ngày từ khi phát bệnh cho đến khi hồi phục. Đối với người lớn nên nghỉ làm, với trẻ em nên nghỉ học để cách ly và tránh lây bệnh cho người khác.

Không nên sử dụng chung các vật dụng sinh hoạt cá nhân như: muỗng, đũa, ly, chén, khăn mặt, quần áo... nên vệ sinh mũi họng mỗi ngày bằng dung dịch muối 9%. Đối với trẻ em nên tránh không cho trẻ gãi trầy xước các nốt mụn nước để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh sang các vùng da khác. Nên cho người bệnh ăn thức ăn, mềm lỏng, dễ tiêu như cháo, súp,  nước hoa quả. Sử dụng dung dịch xanh Methylene để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

Đối với bệnh nhân bị sốt cao nên sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường nhưng có sự chỉ định của bác sĩ. Có thể sử dụng kháng sinh khi các nốt mụn nước bị nhiễm trùng, xung quanh nốt mụn bị tấy đỏ xung qunh, không nên sử dụng aspirin để hạ sốt.

Chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu cần kĩ lưỡng để tránh các biến chứng nặng

Chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu cần kĩ lưỡng để tránh các biến chứng nặng

Chăm sóc người bệnh bị thủy đậu cần theo dõi diễn tiến của bệnh để kịp thời đưa đến bệnh viên nhanh chóng khi có các dấu hiệu như: sốt cao, co giật, hôn mê...

Cách vệ sinh khi bị bệnh thủy đậu

Khi bị bệnh thủy đậu không nên kiêng nước kiêng gió mà cần lau người bằng nước ấm để vệ sinh thân thể và tránh các trường hợp bội nhiễm, lây nhiễm chéo do ý thức vệ sinh kém. Khi tiếp xúc với người bệnh cần phải đeo khâu trang y tế, vệ sinh tay chân bằng xà phòng diệt khuẩn, với phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh không tiếp xúc với người bệnh.

Cần vệ sinh sạch sẽ phòng ở của bệnh nhân bị thủy đậu như lau bàn ghế, sàn nhà, tủ giường… mỗi ngày bằng nước javel, dung dịch claramin B rồi rửa sạch với nước. Những vật dụng nhỏ bé có thể đem phơi nắng. Thủy đậu là bệnh chuyên khoa nhưng hiện tại chưa có thuốc điều trị mà điều trị các triệu chứng bệnh. Bệnh được coi là lành tính nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho  người bệnh.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn