Bệnh thủy đậu có lây không? Bệnh lây lan qua những con đường nào?

Bệnh thủy đậu có lây không được nhiều người bệnh nhân thắc mắc. Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan qua đường không khí nên có thể phát triển thành dịch lớn trong cộng đồng.

Ngày 30/09/2017, 08:56:15   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 813

Bệnh thủy đậu có lây không được nhiều người bệnh nhân thắc mắc. Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan qua đường không khí nên có thể phát triển thành dịch lớn trong cộng đồng.

Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh truyền nhiễm do một loại siêu vi có tên gọi Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra nên dễ lây lan trong cộng đồng vào thời điểm thuận lợi như mùa xuân.

Bệnh thủy đậu có thời kì ủ bệnh từ 10-20 ngày nhưng đối với những người có hệ miễn dịch yếu chỉ cần 10-14 ngày sẽ phát bệnh với các nốt ban đỏ dưới da. Người bệnh sốt cao từ 38-39 độ C, người mệt mỏi, uể oải, đau nhức cơ bắp, chán ăn… Sau đó chuyển sang giai đoạn mụn nước phát triển chỉ sau 24 giờ các nốt phỏng nước sẽ mọc khắp người với số lượng từ 100-500, mụn nước có đường kính từ 1-3 mm, sau 2-3 ngày mụn sẽ to hơn với đường kính từ 5-10mm nếu bị ăn sâu sẽ để lại sẹo lõm kém thẩm mỹ.

Bệnh thủy đậu có lây không là câu hỏi của nhiều người

Bệnh thủy đậu có lây không là câu hỏi của nhiều người

Bệnh thủy đậu có lây không?

Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan qua đường hô hấp chỉ cần nói chuyện, ho, hắt xì hơi, nước mũi nhẫy từ bênh nhân cũng có thể lây nhiễm thủy đậu. Đối với trẻ em lại càng dễ lây bệnh hơn bởi chúng không ý thức được tình trạng bệnh có thể lây nhiễ cho người khác nhất là trong môi trường lớp học, nhà trẻ… chẳng mấy chốc bệnh sẽ bùng phát lây lan nhanh trong cộng đồng.

Bệnh thủy đậu lây lan qua những con đường nào?

Ngoài lây nhiễm qua con đường hô hấp bệnh thủy đậu còn lây lan qua nhiều hình thức khác nhau. Bệnh có thể dễ dàng lâu qua các bóng nước bị vỡ khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, qua quần áo, các vật dụng cá nhân, ngủ chung giường… bệnh có thể lây lan từ các vùng da bị tổn thương, lở loét từ người bệnh.

Bệnh thủy đậu còn lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai khi người mẹ mang thai chẳng may bị mắc bệnh thủy đậu. Nếu mẹ bị bệnh trong 3 tháng đầu các virus gây bệnh sẽ có hại cho cấu trúc sự thai nhi đang trong quá trình hình thành. Đối với những người mẹ bị nhiễm bệnh trước ngày sinh 5 ngày tới 48 giờ có khả năng lây nhiễm cao cho bào thai. Trẻ sơ sinh có tỉ lệ tử vong lên đến 30%.

Ngoài ra sự đụng chạm bình thường giữa người bệnh và lành bệnh cũng có nguy cơ lây bệnh cao. Chỉ cần ho hắt xì cũng nhiễm bệnh bởi các giọt nước nhỏ bắn ra có chứa virus gây bệnh cho người khác. Ngay cả khi các nốt ban đỏ mới nổi hoặc chưa lành hẳn vẫn có nguy cơ lây bệnh, vì vậy người bệnh cần được cách ly hoàn toàn cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh thủy đậu

Ngay khi có người thân bị bệnh thủy đậu cần được cách ly hoàn toàn ở trong phòng riêng, thoáng mát, đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người có hệ miễn dịch yếu, người chưa bao giờ mắc bệnh không nên tiếp xúc thăm hỏi người bị bệnh thủy đậu. Khi thực hiện chăm sóc người bệnh thủy đậu nên đeo khẩu trang y tế, bao tay y tế, vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Nên vệ sinh phòng người bệnh và cả nhà bằng các dung dịch diệt khuẩn.

Sử dụng dung dịch xanh metylen để chấm  lên các nốt mụn thủy đậu

Sử dụng dung dịch xanh metylen để chấm  lên các nốt mụn thủy đậu

Thực hiện tiêm phòng thủy đậu đầy đủ cho trẻ em người phụ nữ trước khi mang thai từ 2-3 tháng. Bởi vì thủy đậu là bệnh chuyên khoa nhưng hiện tại chưa có thuốc đặc trị nên cần tiêm phòng đầy đủ cho mọi thành viên trong gia đình cũng như chung tay bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng tốt hơn.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn