Bé bị thủy đậu nên bôi thuốc gì? Nên chữa trị thế nào?

Bé bị thủy đậu nên bôi thuốc gì là câu hỏi của nhiều cha mẹ khi thực hiện điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ một cách tốt nhất, an toàn nhất ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Ngày 26/09/2017, 04:34:36   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 1121

 

Bệnh thủy đậu bùng phát thành dịch nhanh chóng bởi khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng qua đường hô hấp hoặc khi tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh.

Các biểu hiện nhận biết bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có 4 thời kì: Trong đó thời gian ủ bệnh từ 14-15  ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Đối với những bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn. Sau đó bệnh bắt đầu bộc phát sau 24-48 giờ tiếp theo, trẻ em sẽ có những biểu hiện như sốt nhẹ, sốt cao, người mệt mỏi chán ăn, nhức đầu bắt đầu phát ban nổi những nốt hồng trên cơ thể.

Bé bị thủy đậu nên bôi thuốc gì là câu hỏi của nhiều bậc cha mẹ

Bé bị thủy đậu nên bôi thuốc gì là câu hỏi của nhiều bậc cha mẹ

Thời kì toàn phát các nốt phỏng ra sẽ bắt đầu mọc  nhiều hơn, các nốt trái rạ sẽ mọc ở da đầu, mặt, lan xuống chân tay, toàn cơ thể có thể mọc từ 100-500 nốt.

Thời kì hồi phục sau sau khoảng từ 7-10 ngày các bóng nước sẽ đóng vảy, khô lại hình thành sẹo trên cơ thể để lại các vết thâm trên da.

Trẻ bị thủy đậu nên bôi thuốc gì?

Khi trẻ bị thủy đậu nên bôi các loại thuốc kháng histamin như: oratadine, chlopheniramin… bởi các bóng nước nổi lên nhiều. Ngoài ra có thể sử dụng hồ nước, xanh methylen cũng giúp hạn chế sự lây lan và tăng hiệu quả điều trị tốt hơn. Xanh mythylen là thuốc sát khuẩn nhẹ ở dạng dung dịch ngoài 1% hoặc sử dụng dung dịch milian. Khi bệnh nhân bị đau và sốt cao hơn không nên sử dụng aspirin có thể gây hội chứng Reye.

Bé bị thủy đậu nên uống thuốc gì?

Bệnh thủy đậu là bệnh chuyên khoa lành tính do visu gây ra tuy nhiên các trường hợp bệnh nặng có thể gây ra các biến chứng nặng như viêm não, viêm màng nào, viêm phổi… bệnh thường gặp ở trẻ em, nên khi bé bị thủy đậu có thể cho uống cac loại thuốc sau.

Bé bị thủy đậu có thể sử dung Acyclovir là thuốc có khả năng kháng virusc thuộc nhóm ức chế ADN polymerase. Đây là dẫn xuât guanosin khi được đưa vào cơ thể dưới tác dụng của thymidin kynase và enzym sẽ tạo thành acyclovir triphosphat. Đây là một chất ức chế sự cạnh tranh với ADN polymerase của virus không cho chúng nhân đôi AND. Mặt khác nó gắn vào cuối chuỗi AND với nhiệm vụ vai trò kết thúc chuỗi ADN ức chế sự phát triển của virus.

Nồng độ của acyclovir triphosphat trong tế bào nhiễm virut cao gấp 50 - 100 lần các tế bào lành và ADN của virut nhạy cảm với acyclovir triphosphat hơn ADN của tế bào vật chủ nên độc tính của acyclovir triphosphat sẽ không gây hại cho các tế bào lành. Bên cạnh đó Acyclovir có thể được đưa vào cơ thể bằng đường uống, tiêm hoặc bôi ngoài ra, thuốc sẽ được phân bổ rộng rãi trong cơ thể cùng các cơ quan như não, thận, gan, phổi… thức ăn không hề ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ thuốc.

Khi bé bị bệnh thủy đậu cần được điều trị kịp thời

Khi bé bị bệnh thủy đậu cần được điều trị kịp thời

Sau từ 3-4 giờ thuốc sẽ được đào thải khỏi cơ thể nên từ 4-5 giờ sẽ dùng thuốc một lần. Thuốc phát huy hiệu quả nhất khi được sử dụng trong vòng 24 giờ đầu trước khi có các nốt phỏng nổi lên, trung bình từ 5-kb`7 ngày hoặc cho đến khi không còn bóng nước xuất hiện.

Liều lượng sử dụng thuộc phụ thuộc vào cân nặng đối với từng trẻ nhỏ, trường hợp nặng hoặc có biến chứng như viêm màng nào, suy giảm hệ miễn dịch có thể sửu dụng acyclovir đường tĩnh mạch để điều trị bệnh thủy đậu.

Bên cạnh đó bố mẹ nên chú trọng vệ sinh thân thể sạch sẽ cho con không nên giữ quan niệm kiêng nước, kiêng gió để cơ thể bẩn sẽ dẫn đến nguy cơ bội nhiễm cao.