Bị thủy đậu có ngứa không? Cách trị ngứa khi bị thủy đậu

Bị thủy đậu có ngứa không được nhiều người quan tâm để có biện pháp điều trị bệnh tốt nhất giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục sức khỏe trở lại bình thường.

Ngày 05/10/2017, 09:10:43   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 1009

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có thể nhanh chóng lây lan bệnh cho cộng đồng. Khi bị bệnh các nốt mụn nước nổi khắp người gây ngứa ngáy cho bệnh nhân.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu thuộc dạng bệnh truyền nhiễm, bệnh nhiễm trùng do chủng virus Varicella-Zoster gây ra. Bệnh có thể lây nhiễm cho mọi lứa tuổi, giới tính, không loại trừ người lớn, trừ những người đã từng mắc bệnh hoặc được tiêm phòng vắc xin đầy đủ.

Các triệu chứng bệnh thủy đậu như sau: sau thời kì ủ bệnh từ 10-20 ngày bệnh sẽ phát ra với các nốt ban đỏ trên da,  sốt cao, đau đầu, nhức mỏi, chán ăn. Sau 24 giờ bệnh nhân sẽ bắt đầu nổi các nốt mụn nước với số lượng từ 100-500 phân bố ở khắp cơ thể. Vậy bị thủy đậu có ngứa không? Các nốt mụn thủy đậu có đường kính từ 1-3 mm chứa dịch trong sẽ gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Chỉ khi được điều trị đúng cách có sử dụng thuốc mới có thể giảm ngứa và phục hồi dần sau 7-10 ngày bị bệnh.

Bệnh thủy đậu gây ngứa ngáy khó chịu cho bệnh nhân

Bệnh thủy đậu gây ngứa ngáy khó chịu cho bệnh nhân

Bị thủy đậu có ngứa không? Có nên gãi không được nhiều người bệnh thắc mắc. Do các nốt mụn nước có chứa virus gây bệnh nên sẽ gây ngứa ngáy khó chịu tùy theo mức độ bệnh của từng người. Tuy nhiên không nên gãi ngứa các nốt thủy đậu để tránh làm trầy xước, vỡ mụn nước sẽ khiến cho nguy cơ lây bệnh cho các vùng da khác cao hơn. Các nốt mụn nước bị vỡ sẽ ăn sâu vào da để lại sẹo lõm ở những vùng da bị bệnh.

Cách trị ngứa khi bị thủy đậu

Cách trị ngứa khi bị thủy đậu nên làm thế nào? Khi bị ngứa do thủy đậu nên hạn chế gãi ngứa để không làm tăng cảm giác ngứa, bệnh nhân có thể sử dụng vật lạnh để làm diu các vùng da bị  ngứa như đá lạnh bọc trong khăn rồi chườm lên vết  ngứa trong khoảng 20-30 phút.

Vệ sinh cơ thể bằng nước ấm cũng là cách trị ngứa khi bị thủy đậu vô cùng hiệu quả. Mỗi ngày bệnh nhân nên tắm với nước ấm những ngày đầu sau khi hình thành ban đỏ hoặc mụn nước trên da, có thể cho thêm muối trắng để tăng tính sát khuẩn hơn. Hoặc cho bột ngô, muối nỏ, yến mạch vào nước tắm cũng là cách trị ngứa khi bị thủy đậu hiệu quả.

Bên cạnh đó nên chú trọng ăn các thực phẩm mát như kem que, yến mạch, súp ấm, tránh ăn cay, chua, mặn để giảm ngứa.

Ngoài ra bệnh nhân có thể sử dụng kem dưỡng Calamine thoa lên các vùng da ngứa nhờ các thành phần oxit kẽm giúp điều trị ngứa hiệu quả. Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng kem này hoặc các loại thuốc khác mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Nên sử dụng thuốc kháng histamin để giảm ngứa cho bệnh nhân

Nên sử dụng thuốc kháng histamin để giảm ngứa cho bệnh nhân

Sử dụng thuốc kháng histamin cũng là một trong những cách trị ngứa khi bị thủy đậu vô cùng tốt giúp bệnh nhân giảm tình trạng ngứa ngáy trên da. Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng một số thuốc kháng histamin như Diphenhydramine, ), Loratadine Cetirizine,… mà không cần kê đơn. Đối với trẻ em nên có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thủy đậu là bệnh chuyên khoa vốn được coi lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời, chăm sóc đúng cách có thể gây ra các biến chứng nặng nề như viêm phổi, viêm não, viêm màng não…. Bởi vậy cần tiêm chích phòng ngừa đầy đủ để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn