Mách cha mẹ nhận biết triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em

Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em rất dễ nhận biết bởi khi phát bệnh trên cơ thể sẽ có những nốt phỏng rạ, trái rạ… bệnh dễ thành dịch, lây lan nhanh trong cộng đồng.

Ngày 25/09/2017, 08:56:32   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 949

Bệnh thủy đậu vốn được coi là bệnh lành tính nhưng khi mắc bệnh nặng không có sự can thiệp của y tế có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề ở trẻ em.

Các biểu hiện bệnh thủy đậu ở trẻ em

Trẻ em bị lây nhiễm bệnh thủy đậu thường có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 10-14 ngày sau đó mới bắt đầu phát bệnh với các biểu hiện như: sốt cao, người mệt mỏi, chán ăn, uể oải.

Có đến 90%  trẻ em bị mắc bệnh thủy do lây nhiễm người người thân bị bệnh hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh ở các môi trường như lớp học, khu vui chơi giải trí... Bệnh thủy đậu chủ yếu lây lan qua đường hô hấp khi hít, nuối phải virus gây bệnh khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi. Chủng virus gây bệnh có thể tồn tại trong không khí khoảng vài giờ trước khi tìm được vật chủ gây bệnh.

Các triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em rất dễ  nhận biết

Các triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em rất dễ  nhận biết

Biểu hiện đầu tiên của bệnh thủy đậu ở trẻ em chính là sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu. Trên người bắt đầu có những dấu hiệu bị mọc các nốt mụn phỏng rạ lấm tấm khắp cơ thể. Người bệnh có thể bị viêm đỏ, có hạch nổi lên ở sau tai. Khi trẻ em bị bệnh thủy đậu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời đúng cách sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, bệnh sẽ mau khỏi hơn.

Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em sau khi phát bệnh

Sau 24 giờ phát bệnh thủy đậu trên khắp cơ thể bé sẽ xuất hiện các nốt phỏng rạ từ 100-500 nốt.Xung quanh các nốt phỏng thường bị sưng đỏ quanh miệng, gây ngứa ngáy trên da. Đầu tiên các nốt mụn phỏng rạ sẽ xuất hiện ở bụng, lưng mặt và lan dần rộng khắp ra cơ thể bao gồm ở cả da đầu, miệng, tay, chân, bộ phận sinh dục.

Những nốt mụn nước có khích thước từ 1-3 mm có chứa dịch lỏng bên trong. Đối với các trường hợp bệnh thủy đậu nặng  mụn nước sẽ lở loét to, có thể gây bội nhiễm, có màu đục do chứa mủ.

Sau từ 7-10 ngày nếu không có xảy ra các dấu hiện biến chứng các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy các vùng da sẽ bị thâm lại có thể để lại sẹo hoặc không tùy vào vào từng nốt trái rạ to hay nhỏ, sâu hoặc không sâu. Với những dấu hiệu triệu chứng bệnh thủy đậu bố mẹ nên nắm rõ để có các biện pháp xử lí nhanh chóng, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở trẻ nhỏ.

Trẻ bị bệnh thủy đậu cần được điều trị kịp thời

Trẻ bị bệnh thủy đậu cần được điều trị kịp thời

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ em bị bệnh thủy đậu

Việc đầu tiên cần làm chính là cách ly trẻ bị thủy đậu với những thành viên trong gia đình để tránh nguy cơ lây nhiễm cho đến khi bé khỏi hẳn. Bổ sung vitamin C cho trẻ, nhỏ mũi từ 2-3 lần mỗi ngày. Nên lựa chọn quần áo vải mềm có khả năng thấm hút mồ hôi, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ nhằm tránh nguy cơ bị bội nhiễm. Giữ bàn tay cho trẻ thật sạch, cắt gọn gàng móng tay để bé không cào vào các nốt phỏng rạ do ngứa ngáy khiến da bị tổn thương sâu hơn.

Các bác sĩ khuyến cáo, thủy đậu là một bệnh chuyên khoa lành tính nhưng cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời và đúng cách để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm như viêm mang não, viêm phổi, viêm não. Bởi vậy cha mẹ cần lưu tâm không nên chủ quan khi trẻ có các triệu chứng bệnh thủy đậu nhé.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn