Hiểu đúng về tiểu phẫu răng khôn và cách chăm sóc nhanh phục hồi

Tiểu phẫu răng khôn là gì? Quy trình thực hiện ra sao và ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Cách chăm sóc để vết thương nhanh lành? Đây là những câu hỏi thường gặp khi cần nhổ răng khôn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tiểu phẫu này trong bài viết dưới đây.

Ngày 17/11/2024, 04:00:04   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 71

1. Răng khôn là gì?

Răng khôn, hay còn gọi là răng cối thứ 3, mọc ở vị trí thứ 8 trên cung hàm. Đây là chiếc răng hàm lớn thứ ba, thường xuất hiện vào độ tuổi từ 17 đến 25. Răng khôn mọc muộn nhất, sau khi các răng khác đã hoàn thiện, và có thể xuất hiện trong khoảng thời gian từ vài tháng đến vài năm. Khi mọc, răng khôn thường gây ra đau đớn, sưng lợi, và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Vị trí mọc răng khôn có thể thay đổi, tùy vào khoảng trống còn lại trên cung hàm. Răng khôn có thể mọc thẳng, nghiêng hoặc nằm ngầm dưới lợi. Nếu răng khôn mọc đúng vị trí, không gây đau đớn hay ảnh hưởng đến răng bên cạnh, thì không cần phải nhổ bỏ. Tuy nhiên, để tránh các vấn đề như sâu răng hay viêm lợi, cần chăm sóc vệ sinh răng miệng cẩn thận.

Trong một số trường hợp, nhổ răng khôn là cần thiết, đặc biệt với những người có bệnh lý như rối loạn đông máu hay tăng huyết áp. Quá trình nhổ răng khôn có thể gây chảy máu, do bác sĩ phải rạch nướu và tác động lực để lấy răng ra khỏi ổ.

Các chỉ định nhổ răng khôn bao gồm:

  • Viêm nhiễm hoặc sưng lợi quanh răng khôn.
  • Các ổ mủ hoặc u nang gây đau.
  • Khó khăn trong việc nhai hoặc há miệng do sưng lợi.
  • Sâu răng ở răng khôn.
  • Răng 7 bị chèn ép, có nguy cơ hỏng do răng khôn.

Răng khôn thuộc nhóm răng hàm lớn nhưng lại không có tác dụng trong việc nhai nghiền thức ăn

2. Tiểu phẫu răng khôn là gì, có đau không?

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: 

Tiểu phẫu răng khôn là một thủ thuật đơn giản do bác sĩ nha khoa thực hiện để loại bỏ răng khôn hoặc các răng khác. Một trong những câu hỏi phổ biến là "Tiểu phẫu răng khôn có đau không?" Cảm giác đau đớn phụ thuộc vào sức khỏe của bệnh nhân, kinh nghiệm của bác sĩ và phương pháp thực hiện.

Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ gây tê tại khu vực cần thực hiện thủ thuật, giúp bệnh nhân không cảm thấy đau hay khó chịu trong suốt quá trình. Sau khi hoàn thành tiểu phẫu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau để bệnh nhân uống tại nhà.

Thông thường, sau khoảng một tuần, nếu bệnh nhân chăm sóc răng miệng đúng cách và uống thuốc theo chỉ định, vết thương sẽ hồi phục, cơn đau giảm dần. Tuy nhiên, nếu vết thương vẫn đau đớn, có máu chảy, sưng viêm, nổi hạch hoặc sốt, có thể là dấu hiệu của biến chứng sau tiểu phẫu. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần gặp lại bác sĩ để kiểm tra và xử lý kịp thời.

3. Quy trình tiểu phẫu răng khôn

Bước 1: Khám tổng quát về sức khỏe răng miệng

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng và tổng quát để đánh giá tình trạng hiện tại, từ đó đưa ra chẩn đoán và phương án điều trị phù hợp.

Bước 2: Chụp X-quang và xét nghiệm máu

Bệnh nhân cần chụp X-quang xương hàm mặt để xác định tư thế răng khôn, vị trí, hình dáng chân răng và các yếu tố xung quanh như dây thần kinh. Nếu có nhiễm trùng răng miệng, bác sĩ sẽ điều trị ổn định trước khi tiến hành nhổ răng. Xét nghiệm máu cũng được yêu cầu để kiểm tra các chỉ số như đông máu, đảm bảo an toàn trong quá trình tiểu phẫu.

Bước 3: Vệ sinh và sát trùng khoang miệng

Bệnh nhân sẽ được yêu cầu súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng trong suốt thủ thuật.

Bước 4: Gây tê tại chỗ

Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ ở khu vực răng khôn cần nhổ để bệnh nhân không cảm thấy đau đớn.

Bước 5: Tiến hành nhổ răng khôn

Có hai phương pháp nhổ răng phổ biến: nhổ bằng tay sử dụng dụng cụ chuyên dụng hoặc bằng công nghệ Piezotome, sử dụng sóng siêu âm để nhổ răng. Phương pháp Piezotome ít đau, an toàn và giảm thiểu chảy máu.

Bước 6: Tái khám

Bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám sau một tuần để kiểm tra tình trạng vết thương và đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra tốt.

Nhổ răng khôn bằng công nghệ hiện đại Piezotome để giảm thiểu đau nhức ở mức tối đa

4. Lưu ý sau tiểu phẫu nhổ răng khôn

Điều dưỡng, giảng viên viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm chia sẻ:

Sau khi thuốc tê hết tác dụng, có thể cảm thấy ê và khó chịu tại vị trí răng vừa nhổ.

Miếng gạc hoặc bông vô khuẩn cần giữ ít nhất 30 phút sau khi nhổ. Nếu vẫn có máu rỉ ra, tiếp tục cắn gạc.

Ngay sau tiểu phẫu, có thể chườm đá khô y tế lên má để giảm sưng và đau. Tình trạng sưng sẽ giảm dần trong vòng 2-3 ngày.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và tuân thủ chỉ định dùng thuốc để giúp vết thương mau lành.

Trong 24 giờ đầu, không súc miệng bằng nước muối.

Tránh dùng tay, lưỡi hoặc dụng cụ khác tác động vào vị trí răng đã nhổ.

Sau khi nhổ răng, nên ăn thức ăn mềm như cháo, súp, tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Trong vài ngày tiếp theo, nhai thức ăn ở bên hàm không bị nhổ.

Uống đủ nước và giữ khoang miệng luôn ẩm.

Nghỉ ngơi ngay sau tiểu phẫu và tránh các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá cho đến khi vết thương lành.

Nếu sau 24 giờ máu vẫn chảy, hoặc sưng đau, mủ xuất hiện, cần đến tái khám để bác sĩ xử lý kịp thời.

Xem thêm tại: ytevietnam.net.vn