Đường ngọt có thực sự tốt không?
Tuy nhiên, theo GV Nguyễn Thảo (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) nếu thường xuyên sử dụng chất này với hàm lượng vượt ngưỡng cho phép thì sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Theo Tin Y Tế Việt Nam cho thấy nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng với nhiều đường có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nhiều bệnh liên quan khác. Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch là do việc sử dụng đường nhiều gây béo phì, viêm nhiễm và tăng triglyceride, đường máu và huyết áp bất thường
Ngoài ra, việc tiêu thụ đường dư thừa, đặc biệt từ nước giải khát có đường, được chứng minh là gây ra bệnh xơ vữa động mạch – một chứng bệnh gây ra do các mảng chất béo bám vào thành động mạch gây tắc nghẽn.
Gây tăng cân
So với đường glucose thường được tìm thấy trong các thực phẩm giàu tinh bột, việc tiêu thụ đường fructose sẽ gây cảm giác đói và thèm ăn hơn. Các loại đồ uống có đường như nước ngọt, nước trái cây, trà sữa và chè thường chứa rất nhiều đường đơn fructose. Do đó việc tiêu thụ các loại đồ uống trên sẽ gây dư thừa fructose gây đề kháng hormone leptin - hormone quan trọng với vai trò kiểm soát cơn đói và lệnh cho cơ thể ngừng ăn. Vậy, đồ uống có đường khiến chúng ta sẽ lâu cảm thấy no hơn, dẫn đến việc nạp nhiều calorie hơn qua chất lỏng.
Đường là gia vị hằng ngày trong cuộc sống
Đẩy nhanh quá trình lão hoá
Protein góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô đang bị lão hoá, từ da cho đến các bộ phận và động mạch. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy một phần lượng đường hấp thụ vào trong máu sẽ trở thành protein. Càng nhiều lượng đường lưu thông trong máu thì càng đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Gây ra các vấn đề về răng miệng
Việc sử dụng đường sẽ gây ra các vấn đề về bệnh chuyên khoa răng. Nguyên nhân là do khi đường bám vào răng, khả năng gây sâu răng của nó cao hơn tất cả các loại thức ăn khác. Đồ ngọt sẽ cung cấp môi trường sinh sản tốt cho vi khuẩn trong khoang miệng dẫn đến gây ra sự gia tăng các thành phần có tính axit trong răng. Răng thường bị tấn công bởi các chất có tính axit dẫn đến các bệnh về răng miệng, chẳng hạn như sâu răng.
Ăn nhiều đường dễ gây thiếu chất crôm
Crôm là một trong những chất giúp điều hoà lượng đường trong máu. Khoáng Crôm có nhiều trong các loại thịt, hải sản và thức ăn thực vật. Khi bạn ăn quá nhiều đường và các loại thực phẩm giàu hydratcacbon đã qua tinh chế, cơ thể bạn dễ có dấu hiệu thiếu chất crom.
Ngăn cản quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng
Theo nhiều nghiên cứu chứng minh những người ăn nhiều đường, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin B12, canxi, phốt pho, magiê và sắt.
Dẫn đến tiểu đường type 2
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên hạn chế tiêu thụ đường và lựa chọn cho các chất làm ngọt nhân tạo để làm thỏa mãn cảm giác thèm ngọt và điều chỉnh lượng đường trong máu của bạn. Và nên kết hợp theo dõi lượng calo hấp thụ vào cơ thể để giúp ngăn ngừa cũng như kiểm soát bệnh tiểu đường type 2.
Có hại cho não
Ăn nhiều đồ ngọt sẽ tăng khả năng hấp thu lượng đường fructose vào cơ thể. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết cơ thể tiêu thụ một lượng đường fructose cao thực sự có ảnh hưởng và làm chậm quá trình hoạt động của não, cản trở bộ nhớ. Insulin quy định chức năng của dây thần kinh trong não. Mặt khác, hàm lượng fructose cao có thể dẫn đến sự đề kháng insulin giảm khả năng suy nghĩ rõ ràng và xử lý, điều khiển suy nghĩ, cảm xúc có thể ảnh hưởng.
Ăn đường có tốt cho sức khỏe không?
Các vấn đề về da
Dùng nhiều thức ăn chứa đường nguy cơ bị mụn là rất cao. Một chế độ ăn nhiều đường bao gồm đồ ăn thức uống có vị ngọt sẽ làm tăng nguy cơ hình thành và viêm nhiễm của mụn.
Các món ngọt khiến đường huyết và mức insulin trong máu bạn nhảy vọt góp phần thúc đẩy cơ thể tiết hormone androgen. Sự tăng sinh loại hormone nay sẽ làm tuyến bã nhờn tăng cường dưới da và khi tiết ra bên ngoài sẽ làm bịt kín lỗ chân lông, gây ra mụn cho.
Vì vậy, bạn nên điều chỉnh lượng đường trong cơ thể, nếu không phải đối mặt với các cuộc tấn công của mụn.
Theo GV Nguyễn Thảo - Tin Y tế tổng hợp (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)