Trong thời gian mang thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu gia tăng rất mạnh, làm cho răng và nướu rất dễ bị nhiễm khuẩn. . Tuy nhiên cơ thể mẹ bầu trong thời gian mang thai rất nhạy cảm nên việc lấy cao răng có ảnh hưởng đến thai nhi?
- Mang thai tốt hơn khi bổ sung vitamin D đầy đủ?
- Chuyên gia khuyên mẹ nên ăn gì trong tháng đầu tiên mang thai?
- Chuyên gia khuyên 5 loại quả nên tránh khi mang thai
Thai nhi có bị tổn thương nếu bà bầu lấy cao răng?
Lấy cao răng là cách giúp mọi người tránh được các bệnh răng miệng thường gặp nhưng trong quá trình mang thai lại khiến các chị em lo ngại khi không biết việc lấy cao răng có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ? Đó là câu hỏi mà rất nhiều chị em thắc mắc trên các chuyên trang Hỏi đáp sức khỏe mẹ bầu. Theo các chuyên gia sức khỏe răng miệng, các hormone progesterone và estrogen tăng lên làm đẩy mạnh tuần hoàn và đưa nhiều máu tới nướu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm và cao răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Vậy bà bầu có nên lấy cao răng không?
Có nên lấy cao răng khi mang thai?
Cao răng là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây bệnh răng miệng và việc lấy cao răng là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Trong đó đối tượng dễ bị cao răng nhất chính là những chị em đang trong thời kỳ mang thai do những thay đổi của hoocmon và nếu không được lấy bỏ thì sẽ ảnh hưởng sâu đến sức khỏe mẹ và bé. Do đó để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, lấy cao răng là lời khuyên chân thành từ các chuyên gia Hỏi đáp sức khỏe mẹ bầu. Điều này cũng quan trọng giống như việc bạn bổ sung vitamin D trong quá trình mang thai.
Mẹ bầu lấy cao răng phòng tránh bệnh răng miệng thường gặp
Những con số có thể khiến không ít các chị em giật mình khi trên thực tế có đến 90% phụ nữ mang thai gặp vấn đề về lợi với những biểu hiện chảy máu chân răng, lợi sưng đỏ. Lý giải về điều này, các chuyên gia Nha khoa xác định do rối loạn tuần hoàn máu trong khoang miệng và thường xảy ra trong khoảng thời gian mang thai từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 8. Ngoài ra, viêm lợi hay nhiễm trùng nướu sản sinh ra một chất gọi là protaglandin gây sinh non, kích thích chuyển dạ, do đó các mẹ bầu cần chú ý không nên để các bệnh răng miệng phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Nên lấy cao răng thời gian nào an toàn nhất?
Lấy cao răng là việc làm cần thiết để tránh nguy cơ chuyển dạ sớm và không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé do lấy cao răng không phải là tiểu phẫu. Trong thời gian đầu thai kỳ, mẹ bầu nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và lên lịch khám lấy cao răng định kỳ ở phòng khám nha khoa để bác sỹ không chụp X-quang răng trong 3 tháng đầu do thai nhi nhạy cảm với tia X-quang. Chuyên gia Hỏi đáp sức khỏe mẹ bầu cho biết, việc lấy cao răng không chỉ không hại cho bé mà còn giúp mẹ bầu tránh được những nguy cơ tiềm ẩn về bệnh răng miệng.
Mẹ bầu lấy cao răng theo định kỳ, phòng tránh bệnh nguy hiểm do cao răng gây ra
Thai nhi có bị tổn thương nếu bà bầu lấy cao răng có lẽ nhiều người đã tự có câu trả lời cho riêng mình. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, mẹ bầu nên kể chi tiết triệu chứng của mình để các nha sĩ có thể nắm bắt được tình hình và đưa ra lời khuyên nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Đặc biệt khi hiện nay công nghệ Nha khoa phát triển mạnh mẽ nên các mẹ không chỉ có thể làm sạch mảng bám àm không bị ê buốt hay ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Tóm lại, chị em trong quá trình mang thai vẫn có thể lấy cao răng bình thường nhưng bạn cần tuân theo lời khuyên của các chuyên gia phụ sản, bác sĩ nha khoa và tìm đến những phòng khám răng miệng tin cậy để được chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện.
Nguồn: ytevietnam.net.vn