- Những đối tượng không nên sử dụng glucosamin?
- Hiểu đúng về tiểu phẫu răng khôn và cách chăm sóc nhanh phục hồi
- Bệnh cường giáp ở nữ giới: Nguy cơ biến chứng và biện pháp phòng ngừa hiệu quả
1. Tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp xảy ra khi chỉ số huyết áp đạt hoặc vượt ngưỡng 140/90 mmHg. Nếu chỉ số nằm trong khoảng 120-139/80-89 mmHg, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền tăng huyết áp. Ở người khỏe mạnh, huyết áp thường duy trì ở mức khoảng 120/80 mmHg.
Tăng huyết áp là tình trạng chỉ số huyết áp bằng hoặc vượt 140/90mmHg
2. Nguyên nhân gây tăng huyết áp
Trong hầu hết các trường hợp, không thể xác định được nguyên nhân gây tăng huyết áp, gọi là tăng huyết áp vô căn. Khoảng 90% bệnh nhân mắc phải loại tăng huyết áp này. Các yếu tố như di truyền, thói quen ăn mặn, sử dụng thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên, tăng cân, ít vận động, và căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tăng huyết áp thứ phát xảy ra khi nguyên nhân gây bệnh được xác định, nhưng tỷ lệ gặp phải thường thấp hơn. Một số nguyên nhân phổ biến, ban cố vấn Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết gồm:
- Các bệnh lý về thận như viêm cầu thận, suy thận, thận hư.
- Rối loạn tại thượng thận ảnh hưởng đến cân bằng muối, nước và huyết áp.
- Các vấn đề về tuyến giáp như suy giáp hoặc cường giáp.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc tránh thai, thuốc Corticoides, hoặc liệu pháp hormone thay thế.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể làm tăng huyết áp
3. Trào ngược dạ dày có thể ảnh hưởng đến huyết áp không?
Một nhóm các nhà khoa học tại Trung Quốc đã thực hiện nghiên cứu với 86 bệnh nhân bị tăng huyết áp vô căn để tìm hiểu mối liên hệ giữa chứng trào ngược dạ dày và tình trạng tăng huyết áp, theo thông tin từ National Library of Medicine. Các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản được điều trị bằng Omeprazole trong 14 ngày.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 38 bệnh nhân tăng huyết áp mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản GERD. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện một số chỉ số cho thấy mối liên quan giữa tăng huyết áp và các cơn trào ngược dạ dày.
Mặc dù không thể khẳng định một cách chắc chắn trào ngược dạ dày có gây tăng huyết áp, nghiên cứu này cho thấy có sự liên hệ nhất định giữa hai tình trạng trên.
4. Cách phòng ngừa tăng huyết áp
4.1. Kiểm soát cân nặng hợp lý
Tăng cân quá mức có thể là nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao. Đặc biệt, tỷ lệ huyết áp cao ở phụ nữ sau mãn kinh do béo phì có xu hướng gia tăng.
Do đó, để giảm nguy cơ tăng huyết áp, việc duy trì cân nặng ổn định là rất quan trọng.
4.2. Áp dụng chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến sự biến động của huyết áp. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp kiểm soát cân nặng và huyết áp hiệu quả hơn.
Khi xây dựng chế độ ăn, ưu tiên các nhóm thực phẩm sau: Thầy Nguyễn Văn Đạt, giảng viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur:
- Rau củ quả.
- Ngũ cốc nguyên hạt.
- Các loại thực phẩm thuộc họ đậu.
- Thực phẩm giàu chất xơ (giúp chuyển hóa chất béo, giảm huyết áp).
- Thực phẩm chứa Omega 3, như cá béo.
- Sản phẩm từ sữa.
- Sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật.
Ngoài ra, cần hạn chế các loại thực phẩm sau:
- Thịt đỏ như thịt bò, lợn, trâu.
- Lòng đỏ trứng.
- Nội tạng động vật.
- Huyết động vật.
- Thực phẩm chế biến sẵn.
- Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Đồ uống có ga.
- Đồ uống kích thích như bia, rượu.
Bạn nên tập luyện thói quen ăn nhạt, hạn chế ăn nhiều muối
Cũng cần giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để bảo vệ sức khỏe, vì natri trong muối có thể giữ nước và tạo thêm gánh nặng cho tim. Lượng muối tiêu thụ mỗi ngày không nên vượt quá 5g.
4.3. Tập luyện thể dục thể thao
Việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên cần được kết hợp với chế độ ăn uống khoa học. Duy trì các hoạt động thể chất phù hợp sẽ giúp kiểm soát cân nặng và huyết áp hiệu quả hơn.
Để giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp, bạn nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày. Lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng cơ thể và thực hiện vừa sức.
4.4. Bỏ những thói quen xấu
Nhiều thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao. Vì vậy, bạn cần từ bỏ những thói quen sau:
Hút thuốc lá: Người hút thuốc có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Do đó, bạn nên hạn chế hoặc bỏ thuốc lá hoàn toàn.
Uống rượu: Lạm dụng rượu có thể tăng nguy cơ thừa cân, gây huyết áp cao và có thể dẫn đến tai biến mạch máu não.
Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng thường xuyên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và thể chất, dễ dẫn đến tăng huyết áp. Để giảm căng thẳng, hãy làm việc vừa sức, nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đúng giờ.
Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã hiểu thêm về mối liên hệ giữa trào ngược dạ dày và huyết áp. Mặc dù cần thêm thời gian để nghiên cứu, nhưng một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng này và huyết áp cao. Để chủ động phát hiện và kiểm soát huyết áp, bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên tại các cơ sở y tế uy tín.
Xem thêm tại: ytevietnam.net.vn