Hiện nay bệnh bướu cổ đang trở nên rất phổ biến, hoàn toàn không phân biệt giới tính hay độ tuổi mà ai cũng có khả năng mắc bệnh. Bướu cổ đa số là lành tính và hầu như không phải phẫu thuật. Chỉ trong những trường hợp thật sự cần thiết, có chỉ định phải dùng đến phương pháp mổ thì bệnh viện có trang bị dụng cụ, hỗ trợ phẫu thuật dao siêu âm, giúp cầm máu tốt, thao tác nhẹ nhàng, nên hạn chế chấn thương phẫu thuật, đường mổ nhỏ hơn, sau mổ vùng cổ ít sưng đau và vết mổ liền sẹo thẩm mỹ hơn.
- Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Ameflu ban đêm an toàn
- Nguyên nhân chính gây ra bệnh rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi
- Thuốc Arcoxia thuốc giảm đau kháng viêm hiệu quả
Tổng quan kiến thức cần biết về bệnh bướu cổ
Mặc dù là lành tính nhưng nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách điều trị thì chúng ta sẽ cùng gặp và trò chuyện cùng bác sĩ Chu Hòa Sơn – Giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để biết thêm chi tiết.
Hỏi:Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết bệnh bướu cổ là gì?
Trả lời:
Tuyến giáp có hình dạng bên ngoài như con bướm nằm ở phần dưới trước cổ, dưới lớp da và cơ tựa trên khí quản, là một tuyến nội tiết quan trọng vì nó sản sinh ra nhiều chất có vai trò quan trọng giúp điều hòa hoạt động của cơ thể. Bướu cổ hay còn được gọi là bướu tuyến giáp do chức năng của tuyến giáp bị rối loạn gây nên các bệnh ở tuyến giáp như phình tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp trạng, bướu lành tuyến giáp trạng hay nặng hơn là ung thư tuyến giáp. Được xếp thành 3 nhóm: Lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp.
- Bướu cổ lành tính nếu to sẽ gây khó nuốt hay khó thở do chèn vào đường thở, thòng vào lồng ngực hoặc lồi ra trước cổ gây mất thẩm mỹ.
- Bướu cổ tuyến giáp ác tính là loại ung thư gây xâm lấn các cơ quan xung quanh, nhất là dây thần kinh hồi thanh quản sẽ gây khàn tiếng, hoặc khi bướu di căn sẽ gây tổn thương gan, phổi, xương, não …
- Khi bướu tuyến giáp có rối loạn chức năng nội tiết như suy giáp hoặc cường giáp ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như gây kiệt sức, sụt hoặc tăng cân, hồi hộp ở ngực, mất ngủ, rụng tóc, run tay, đổ mồ hôi. Tuy nhiên, nhiều bệnh khác cũng gây ra các bất thường này, khi thăm khám bác sĩ sẽ xác định bệnh.
Mắc bệnh bướu cổ có biểu hiện gì?
Hỏi: Bác sĩ có thể kể ra các nguyên nhân gây bệnh bướu cổ cũng như các triệu chứng thường gặp của bệnh này được không ạ?
Trả lời:
Nguyên nhân dẫn đến bệnh chuyên khoa bướu cổ chủ yếu do thiếu hụt iod trong cơ thể gây ra nhưng không phải cứ bổ sung đủ iod là bệnh sẽ khỏi. Bướu cổ là căn bệnh rất khó chữa trị vì tác nhân của nó liên quan đến hệ thần kinh và khi bình thường thì tuyến giáp sẽ hấp thu iode từ thực phẩm, từ chất dinh dưỡng. Do đó, khi tuyến giáp không nhận được đầy đủ lượng iod thì nó sẽ giảm sản sinh hoóc - môn cho nên để bù đắp cho việc sản xuất hoóc - môn, vì vậy tuyến giáp phải tăng thêm kích thước kết quả tuyến giáp phình to ra và như thế là tạo thành bướu cổ. Bên cạnh đó còn những nguyên nhân khác cũng đáng được quan tâm:
- Rối loạn bẩm sinh do di truyền từ gia đình.
- Do dùng một số loại thuốc trong một thời gian dài như: Muối lithi, thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa iod như: Thuốc cản quang, thuốc trị hen, thuốc trị thấp khớp, thuốc chống loạn nhịp… Ngoài ra, những phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kỳ phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng dễ bị bướu cổ. Vì vậy, phương pháp tốt nhất để phòng ngừa vẫn là bổ sung đầy đủ lượng iod cho bữa ăn hàng ngày. Nếu đã có dấu hiệu tuyến giáp to ra, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo thống kê có tới 80% hầu hết các bệnh của tuyến giáp là có sự xuất hiện của một khối u lồi ra ở vùng cổ, thường được gọi là bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp, thường gặp nhất và phổ biến nhất là bệnh bướu giáp đơn thuần. Nếu bướu giáp nhỏ và không gây ảnh hưởng nào cho cơ thể hoặc thẩm mỹ thì người bệnh không quan tâm nhưng khi bướu giáp lớn sẽ gây khó thở hoặc khó nuốt và có thể có ho và khàn tiếng thì trở thành mối bận tâm của người bệnh. Bướu giáp là biểu hiện các bệnh khác của tuyến giáp chẳng hạn như suy giáp hoặc cường giáp và có thể liên quan với một số biểu hiện từ mệt mỏi, tăng cân đến giảm cân ngoài ý muốn, khó chịu và khó ngủ.
Hỏi: Bệnh bướu cổ gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh, vậy Bác sĩ có thể nói đôi điều về cách chữa cũng như cách phòng tránh bệnh này không?
Trả lời:
Do bướu tuyến giáp gồm nhiều loại, mỗi loại sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nói chung, điều trị bướu tuyến giáp bao gồm: Uống thuốc, xạ trị, mổ hoặc chỉ theo dõi.
Ăn gì hỗ trợ điều trị bệnh bướu cổ
- Uống thuốc: Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có các loại khác nhau, như thuốc tân dược nội tiết tố tuyến giáp, thuốc iốt, kháng giáp, kháng sinh, thuốc corticoid, ức chế thụ thể Beta...
- Thuốc xạ trị: Dạng iốt phóng xạ, thuốc này có tác dụng phá hủy tế bào tuyến giáp.
- Mổ: Tùy loại bướu, bác sĩ sẽ lựa chọn một trong các các phương pháp cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp. Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể chọc hút bằng kim để rút nước cho trường hợp bướu chứa nước (gọi là nang giáp).
- Theo dõi: Khi bướu lành, nhỏ, không gây khó chịu, thường không cần điều trị gì và theo dõi bằng cách tái khám định kỳ mỗi 1-2 năm một lần. Cần đi khám ngay nếu có thay đổi vùng cổ hoặc bất thường trong cơ thể.
Bướu cổ là bệnh dễ phát hiện nhưng điều trị rất tốn kém do đó để phòng ngừa bệnh bướu cổ, cần thực hiện các việc sau:
- Ăn các thức ăn giàu iod như cá, mắm tôm, nước mắm..., nhất là các thức ăn có nguồn gốc từ biển, dùng nước sạch, cải thiện điều kiện nhà ở, trồng cây phủ xanh đồi trọc chống xói mòn đất nhằm giúp giữ các yếu tố vi lượng trong đất, chữa trị kịp thời các bệnh về đường tiêu hóa và nhất là dùng thuốc hợp lý...
- Dùng muối iod là phương pháp phòng bệnh rất tốt.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn