Thuốc an thần gây ngủ, vai trò và những chú ý khi sử dụng

Thuốc an thần gây ngủ, vai trò và những chú ý khi sử dụng các bạn cùng tôi tham khảo bài viết sau nhé!

Ngày 10/07/2022, 06:00:21   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 365

Thuốc an thần gây ngủ

Thuốc an thần gây ngủ là thuốc ức chế thần kinh trung ương, là thuốc làm chậm hoạt động của bộ não, tạo ra cảm giác thư giãn, thường được dùng để điều trị rối loạn giấc ngủ và lo âu.

Và cũng là nhóm thuốc dễ bị lạm dụng cần phải được kê đơn bởi bác sỹ. Nếu sử dụng thuốc không hợp lý, bị lệ thuộc và nghiện thuốc hoặc có thể gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Cơ chế tác dụng và phân loại thuốc

Nhóm thuốc an thần gây ngủ được chia thành 3 loại theo cấu trúc hóa học và hoạt động theo cơ chế:

1. Cơ chế tác dụng

Ds.CKI Nguyễn Quốc Trung giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Các nhóm thuốc an thần gây ngủ thường tác động lên não thông qua một chất dẫn truyền thần kinh gọi là GABA, (acid gamma – aminobutyric). GABA làm giảm hoạt động của thần kinh trung ương. Cho dù các thuốc an thần có cách thức hoạt động khác nhau nhưng đích đến cuối cùng đều làm tăng hoạt tính của GABA và tạo ra cảm giác thư giãn. Chính vì vậy, ở mức liều sử dụng phù hợp, thuốc này sẽ có tác dụng tốt trên những người bị lo âu, căng thẳng hoặc rối loạn giấc ngủ. Đôi khi, một số thuốc trong nhóm an thần gây ngủ này còn được sử dụng để gây mê, chống co giật, giảm đau, thư giãn cơ...

2. Phân loại

Dựa vào cấu trúc hóa học, thuốc được chia thành 3 nhóm:

Nhóm Benzodiazepines: là loại thuốc an thần gây ngủ rất quen thuộc do thường được ưu tiên sử dụng. Các thuốc thường dùng là diazepam, clonazepam, bromazepam, với một số tên biệt dược phổ biến như Seduxen, Valium, Rivotril, Lexomil,..

Nhóm Barbiturate: là các thuốc phenobarbital (Gardenal), pentobarbital (Nembutal). Các thuốc này hiện nay ít được dùng để an thần, gây ngủ do chúng có nhiều tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, các loại này vẫn được dùng với mục đích gây mê  hoặc chống co giật .

Nhóm Thuốc ngủ “Z – drugs”: eszopiclone (Lunesta) zolpidem (Stilnox, Ambien), zaleplon (Sonata). Đây là loại thuốc được dùng nhiều trong rối loạn giấc ngủ nhờ tác dụng gây ngủ êm dịu và ít khi xảy ra lệ thuộc vào thuốc và hội chứng cai khi ngừng thuốc.

không nên lạm dụng thuốc an thần

Những lưu ý khi sử dụng thuốc an thần

Thuốc an thần gây ngủ rất dễ bị lạm dụng nền cần có đơn theo chỉ định sử dụng của bác sỹ.

Khi mới sử dụng thuốc, trong những ngày đầu tiên, người bệnh có thể cảm thấy lơ mơ, ngủ gật, đứng không vững và khó tập trung. Sau đó vài ngày, các triệu chứng này sẽ giảm dần trong những ngày tiếp theo.

Khi dùng thuốc an thần gây ngủ, hệ thần kinh trung ương sẽ hoạt động chậm lại. Trong thời gian sử dụng thuốc này, người bệnh nên tránh các hoạt động cần tập trung cao như vận hành máy móc hay  lái xe.Không nên dùng thuốc an thần gây ngủ đồng thời với các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác: ví dụ như một số loại thuốc chống dị ứng hoặc thuốc giảm đau. Kiêng uống rượu trong thời gian dùng thuốc. Để phòng tránh các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Với liều dùng thấp, thuốc làm giảm bớt căng thẳng lo lắng, nhưng khi liều dùng càng cao thì có thể gặp phải một số tác dụng có hại như: thở chậm, mắt nhìn mờ, nói ngọng, nhận thức bị giảm. Nếu quá liều có thể gây ra hôn mê, mất ý thức và tử vong. Đặc biệt là người cao tuổi,trẻ em.

Những bà mẹ có bầu mà dùng lâu dài các thuốc an thần gây ngủ, trẻ em được sinh ra bởi cũng có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến ăn uống, hô hấp, hay quấy khóc hoặc rối loạn giấc ngủ.

Sau một thời gian dùng thuốc, bệnh nhân có thể bị nhờn thuốc và để đạt được tác dụng như trước cần phải sử dụng liều cao hơn. Người bệnh không được tự ý tăng liều mà cần thông báo cho bác sỹ biết thuốc để theo dõi hiệu quả nữa. Lúc này, bác sỹ sẽ tư vấn, điều chỉnh  và lựa chọn thuốc cho phù hợp.

Theo qui chế quản lý dược, không được dùng thuốc kéo dài (thường trên 10 ngày), có thể xảy ra tình trạng lệ thuộc và gây nghiện – Đây là nguy cơ chung của hầu hết các thuốc an thần gây ngủ.

Thuốc có thể gây tác dụng hãy dùng theo chỉ định của bác sĩ

Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết: Nghiện hay còn gọi lệ thuộc thuốc là khi cơ thể bạn bắt đầu phụ thuộc vào thuốc, Lúc đó người bệnh có thể phải dùng liều cao hơn để đạt được tác dụng an thần, gây ngủ như mong muốn. Nếu dừng thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm sinh lý của người bệnh. Các thuốc an thần gây ngủ làm chậm hoạt động của hệ thần kinh trung ương, nên khi ngừng thuốc, bộ não có thể phản ứng bật lại quá mức dẫn đến xuất hiện triệu chứng cai thuốc như: co giật, bồn chồn, lo lắng, thậm chí biến chứng nặng hoặc có thể tử vong với một số thuốc. Thời gian xuất hiện hội chứng cai và mức độ nặng nhẹ của mỗi thuốc là khác nhau. Với các thuốc tác dụng ngắn, hội chứng cai thường xuất hiện sớm trong khi các thuốc có tác dụng kéo dài sẽ xuất hiện chậm hơn. Do đó, bệnh nhân không được ngừng thuốc đột ngột, nếu cần ngừng thuốc, cần phải có sự tư vấn của nhân viên y tế.và cần giảm dần liều theo thời gian.

Nghiện thuốc, là tình trạng lệ thuốc vào thuốc, nghĩa là cảm giác khao khát được dùng thuốc ngay cả khi thuốc không có hiệu quả, thậm chí là gây hại và ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống hoặc công việc hàng ngày. Khi đã bị nghiện thuốc, bệnh nhân sẽ cảm thấy không thể bỏ thuốc được. Để phòng tránh nguy cơ này, người bệnh cần phải sử dụng thuốc chính xác theo đơn kê, không tự ý mua thêm hoặc uống tăng liều thuốc. Người bệnh đã sử dụng các thuốc an thần – gây ngủ loại gì cần phải thông báo cho bác sỹ biết về loại thuốc, liều lượng, tần suất, thời gian và hoàn cảnh để Bác sỹ có sự hướng dẫn cụ thể và an toàn hơn.  

Rối loạn giấc ngủ, lo âu là những tình trạng rất hay gặp trong thời đại ngày nay. Ngoài các thuốc an thần gây ngủ, người bệnh nên được trị liệu với các biện pháp thư giãn tâm lý, tập thể dục, vệ sinh giấc ngủ hoặc sử dụng các loại dược liệu: lạc tiên, vông nem, Bình vôi, thuốc có nguồn gốc từ thảo dược như: lạc tiên, Trà tâm sen, rotudin...

Để phòng tránh nguy cơ bị nghiện thuốc, người bệnh cần phải sử dụng thuốc chính xác theo đơn kê và tuân thủ theo hướng dẫn của Bác sỹ, không tự ý mua thêm hoặc uống tăng liều thuốc nhé!

Ds.CKI Nguyễn Quốc Trung