Mất ngủ thường gặp ở rất nhiều người đây không phải một triệu chứng bệnh nhưng chúng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người. Vậy phác đồ điều trị mất ngủ mới nhất là gì?
- Phác đồ điều trị mất nước cho trẻ do tiêu chảy cấp
- Phác đồ điều trị mụn trứng cá hiệu quả nhất
- Phác đồ điều trị liệt 7 ngoại biên bộ y tế ban hành
Nguyên nhân nào gây nên chứng mất ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng mất ngủ tại Mỹ có đến 30% người lớn bị mất ngủ trong đó có 10-20% mất ngủ mạn tính, còn lại 5% người mất ngủ phải khám chuyên khoa.
Theo các giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết đa số bệnh nhân bị mất ngủ thường gặp ở phụ nữ, người có trình độ học vấn, kinh tế xã hội thấp, người lạm dụng rượu bia, thuốc, stress dễ dẫn tới tình trạng mất ngủ.
Mất ngủ kinh niên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Các nguyên nhân gây nên chứng mất ngủ như:
- Do cơ địa: Chu kì sinh hoạt, thức ngủ, nhân cách, khả năng thích nghi với môi trường,tuổi tác cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Các yếu tố thúc đẩy bệnh: Bệnh nhân mắc các bệnh về thần kinh, nội khoa, sử dụng thuốc thường xuyên, tâm lý, hoàn cảnh, môi trường, thời kỳ mang thai, thay đổi nội tiết tố…
- Yếu tố duy trì: Vệ sinh giấc ngủ kém, bệnh nhân có cảm giác lo âu, mệt mỏi, dùng thuốc nhiều, hành vi thích nghi… cũng gây nên chứng mất ngủ.
Chẩn đoán chứng mất ngủ để có Phác đồ điều trị mất ngủ tốt nhất
Khi chẩn đoán chứng mất ngủ sẽ được tập trung vào các yếu tố gây mất ngủ theo thời gian bệnh như:
- Bệnh nhân bị mất ngủ tạm thời: Thường do mệt mỏi, thay đổi môi trường sống đột ngột, bị chênh lệch múi giờ…
- Bệnh nhân mất ngủ ngắn hạn: Tình trạng bệnh chỉ kéo dài dưới 4 tuần do thay đổi hoàn cảnh, hoặc tâm lý căng thẳng.
- Bệnh nhân mất ngủ mạn tính: Thường kéo dài trên 4 tuần chủ yếu do các bệnh thực thể hoặc tâm lý, bệnh nội khoa như trầm cảm, xương khớp, GRED, hô hấp… bệnh nhân cần sử dụng các thuốc chống trầm cảm, thần kinh trung ương, tránh dùng bia rượu, thuốc lá, cà phê…
Phác đồ điều trị mất ngủ cho bệnh nhân
Khi thực hiện phác đồ điều trị mất ngủ cần xác định được kiểu mất ngủ, nguyên nhân gây nên chứng mất ngủ, mất ngủ xảy ra ở đối tượng nào để điều trị bệnh tốt nhất.
Theo chuyên trang tin tức y tế cho biết bệnh nhân có thể thực hiện một số biện pháp cải thiện giấc ngủ như:
- Ngủ đúng giờ giấc vào giờ quy định
- Hạn chế ngủ trưa nếu khó bắt đầu giấc ngủ vào buổi tối
- Chuẩn bị điều kiện ngủ thích hợp như phòng ngủ thoáng đáng, yên tĩnh, ánh sáng dịu êm, tránh ánh sáng mạnh.
- Trước khi ngủ không nên xem phim, đọc báo, học hành trên giường ngủ, tránh không uống cà phê, trà đậm đặc vào buổi tối.
- Không nên ăn quá no hoặc để bụng rỗng, đói khi ngủ
- Không nên tập thể dục trước khi ngủ mà tập vào lúc sáng sớm hoặc buổi chiều.
- Thực hiện các phương pháp thư giãn như dưỡng sinh, Yoga
Sử dụng các thảo dược như tâm sen, trinh nữ, long nhãn, lá vông nem… hoặc các thuốc từ thảo dược như củ bình vôi trong Phác đồ điều trị mất ngủ .
Mất ngủ thường do nhiều nhân gây nên
Phác đồ điều trị mất ngủ bằng kháng sinh:
- Dùng các thuốc kháng histamin (loại OTC) như: Doxylamin, promethazin, alimemazin, diphenhydramin…
- Thuốc an thần giúp gây ngủ dưới sự chỉ định của bác sĩ.
- Dùng nhóm barbiturat như amobarbital, butabarbital, immenoctal…tuy nhiên nhóm này rất ít dùng.
- Nhóm thuốc benzodiazepin: Diazepam (Seduxen, Valium), flurazepam (Dalmane), estazolam (Prosom, Nucfalon), tetreazepam (Normison, Restoril), triazolam (Halcion), quazepam (Doral)… được sử dụng phổ biến.
- Một số thuốc khác trong Phác đồ điều trị mất ngủ : Amitriptylin chống trầm cảm, Cloral hydrat, meprobamat, Cloral hydrat, meprobamat, zopiclon có lợi điểm T½ ngắn (1-2 giờ), không ức chế giấc ngủ REM, ít tiềm năng gây nghiện.
- Hoặc các thuốc chống sự lo âu như Etifoxine chlorhydrate 50mg, mỗi ngày dùng từ 1-4 viên/ngày, thuốc Sulpiride 50 mg dùng từ 1-3 viên/ngày… hoặc thuốc khác như Rotundin để cải thiện chứng mất ngủ.
Nguồn: Phác đồ điều trị mất ngủ - Ytevietnam.net.vn