Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng cho bệnh nhân

Bệnh loét dạ dày tá tràng cần được phát hiện sớm và tích cực làm lành các ổ loét ở dạ dày. Có thể áp dụng 3 phác đồ điều trị loét dạ dày cho bệnh nhân.

Ngày 18/12/2017, 01:55:49   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 606

Thực hiện phác đồ điều trị loét dạ dày cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị bệnh, cách sử dụng thuốc, thực phẩm cần tránh để giúp hồi phục nhanh nhất.

Phác đồ điều trị loét dạ dày nội khoa cho người bệnh

Bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, hợp tác điều trị với bác sĩ. Người bệnh cần phải chia đều các bữa ăn nhỏ trong ngày, không để cơ thể đói để tránh tăng acid trong dạ dày. Ngưng sử dụng thuốc lá, sử dụng các chất kích thích có hại cho dạ dày.

Điều trị loét dạ dày cần phối hợp nhiều thuốc

Điều trị loét dạ dày cần phối hợp nhiều thuốc

Đồng thời nên tránh các loại thuốc như aspirine hoặc NSAID, thuốc chống đông,  nếu có thể. Hiện nay đã có các phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng cho bệnh nhân được áp đụng để diệt trừ H.pylori. Đầu tiên cần căn cứ vào tỉ lệ kháng thuốc như kháng clarithromycin của cơ thể. Khi sử dụng thuốc điều trị sẽ có một số tác dụng phụ nhất định nên bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị bệnh để giảm thiểu thất bại trong quá trình điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng.

Các loại thuốc kháng tiết trong phác đồ điều trị đau dạ dày

Các loại thuốc kháng tiết này có công dụng làm giảm tiết acid dịch vị qua nhiều cơ chế khác nhau

Các thuốc ức chế bơm proton (PPI): antoprazole (Inipomp), omeprazole (Mopral), lanzoprazole (Lanzor), rapeprazole (Pariet), esomeprazol (Nexium).

Các thuốc kháng H2: cimetidine (Tagamet,..), ranitidine (Zantac, Raniplex,…), famotidine(Pepcidin, Servipep,…),  Nizacid…

Thuốc kháng cholin: giảm tiết axit, giảm nhu động dạ dày. Các  nhóm thuốc này sẽ giúp làm giảm các cơn đau nhanh nhưng tác dụng làm liền sẹo loét thì chưa thống nhất.

Thuốc trung hòa axit:

Thông thường thuốc trung hòa axit sẽ được dùng kết hợp nhôm và magie hydroxyd, thường sản xuất dưới dạng gel, trong gói giấy tráng nhôm, vừa trung hòa axit vừa bao tráng niêm mạc.

Thuốc bảo vệ niêm mạc:

Sucralfat (Ulcar, Sulcrafar,…): là thuốc phối hợp giữa sulfat sucrose và muối nhôm, có thể hấpthụ pepsin và muối mật. Thuốc được dùng khi bệnh nhân bị trào ngược dịch mật, tuy nhiên những người có vấn đề về thận không nên dùng.

Bismuth ( Peptobismol, Trymo): tạo lớp bảo vệ niêm mạc khỏi axit.

Thuốc điều trị triệt trừ vi khuẩn H. pylori

Để diệt trừ vi khuẩn HP, bệnh nhân nhất thiết cần dùng kháng sinh. Do kháng sinh bị giảm tác dụng khi axit trong dạ dày dư thừa nhiều. Vì vậy người bệnh cần dùng kháng kèm với những sản phẩm có tác dụng giảm tiết acid dư thừa. Có thể dùng thuốc kháng axit, chống tiết axit hoặc Anvitra.

Trong năm 2017 đã có phác đồ điều trị loét dạ dày mới nhất để tiêu diệt vi khuẩn Hp hiệu quả nhất và được khuyên dùng.

Phác đồ điều trị loét dạ dày 4 thuốc có Bismuth: kết hợp Bismith + 1 thuốc chống tiết acid (PPI) + 2 kháng sinh.

  • PPI: Dùng Omeprazol hoặc các PPI tương đương khác, liều 20mg 2 lần/ngày.
  • Bismuth: Bismuth subcitrate 120-300mg 3 lần/ ngày hoặc Bismuth subsalicylate 300mg 3 lần/ngày
  • Metronidazol 250mg 4 lần/ngày hoặc 500mg 3-4 lần/ ngày.
  • Tetracyclin 500mg 3 lần/ ngày.

Phác đồ điều trị loét dạ dày cho bệnh nhân

Phác đồ điều trị loét dạ dày cho bệnh nhân

Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth: Kết hợp PPI + Amoxicillin + Metronidazol +

  • Clarithromicyn.
  • PPI: Dùng Omeprazol hoặc các PPI tương đương khác, liều 20mg 2 lần/ngày.
  • Amoxicillin: 1000mg 2 lần/ngày
  • Clarithromicyn 500mg 2 lần/ngày
  • Metronidazol 500mg 2 lần/ngày

Theo tin tức y tế cho biết có khoảng 80% bệnh nhân bị loét dạ dày có thể tự cầm máu tuy nhiên với các trường hợp nặng cần có các biện pháp cầm máu:

Tiêm cầm máu cho bệnh nhân bằng cách sử dụng adrenaline 1/10.000 gây co mạch tại chỗ, tiêm xơ .

Hoặc có thể sử dụng phương pháp đốt nhiệt như: đốt điện đơn cực, đa cực,. đốt điện Argon Plasma.

Ngoài ra có thể cầm máu cơ học cho bệnh nhân nhờ sử dụng hemo clip sẽ giúp điều trị chảy máu ổ loét dạ dày.

Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng kết họp với nhiều thuốc để tránh khả năng kháng thuốc của vi khuẩn và đảm bảo hiệu quả chữa bệnh loét dạ dày một cách tốt nhất.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn