Phác đồ điều trị hạ natri máu mới nhất

Hạ natri máu thường rất khó phát hiện bởi chúng không có các triệu chứng nhận biết cụ thể cần phát hiện sớm và đưa ra phác đồ điều trị hạ natri máu cải thiện tình trạng cơ thể.

Ngày 10/02/2018, 02:02:19   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 5346

Chứng hạ natri máu thường gặp ở các trường hợp cấp cứu hồi sức, khi nồng độ natri trong máu hạ sẽ giảm tình trạng giảm áp lực thẩm thấu ngoài tế bào dẫn tới tình trạng thừa nước trong tế bào da nước di chuyển từ ngoài vào.

Các triệu chứng cụ thể của hạ natri máu

Việc chẩn đoán xác định rõ ràng các nguyên nhân, triệu chứng gây nên chứng hạ natri trong máu sẽ hỗ trợ bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hạ natri máu tốt nhất.

Phác đồ điều trị hạ natri máu cho bệnh nhân

Phác đồ điều trị hạ natri máu cho bệnh nhân

Hạ natri trong máu thường không có các triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân sẽ có biểu hiện phù não khi tỉ lệ natri trong máu dưới 125mmol/l và xuất hiện rất nhanh trong vòng 48 giờ.

Nếu áp lực thẩm thấu niệu < 100 mOsmol/l là do cơ thể dung nạp quá nhiều dịch nhược trương  như uống quá nhiều nước, đuối nước ngọt…

Nếu áp lực thẩm thấu niệu > 100 mOsmol/l cần chẩn đoán, xác địnhh rõ ràng nguyên nhân dựa vào tình trạng thể tích dịch ngoài tế bào.

Hạ natri máu kèm theo tăng thể tích ngoài tế bào

Phác đồ điều trị hạ natri máu cho bệnh nhân

Các chuyên gia Cao đẳng Y Dược cho biết trong quá trình điều trị hạ natri máu cần theo dõi chặt chẽ bilan nước vào ra, đồng thời thực hiện xét nghiệm điện giải từ 3-6 giờ mỗi lần để có phương pháp điều trị phù hợp.

Phác đồ điều trị hạ natri máu theo nguyên nhân

  • Trường hợp hạ natri máu kèm theo ứ muối, ứ nước toàn thể - Hạn chế nước (< 300 ml/ngày).
  • Bệnh nhân nên hạn chế ăn muối không dùng quá 3-6g muối mỗi ngày.
  • Đồng thời dùng lợi tiểu để thải nước và natri bằng thuốc furosemid 40 - 60 mg/ngày, cần chú ý để bù kali khi lợi tiểu.

Trường hợp hạ natri máu với thể tích ngoài tế bào bình thường:

  • Bệnh nhân nên hạn chế nước chỉ cần dùng 500ml mỗi ngày.
  • Hạ natri máu do SIADH: cần thêm lợi tiểu quai hoặc demeclocycline.
  • Hạ natri máu do dùng thiazid: ngừng thuốc.
  • Hạ natri máu do suy giáp, suy thượng thận: điều trị hocmon.
  • Bệnh nhân bị hạ natri nặng dưới 125 mmol/l đi kèm các triệu chứng thần kinh trung ương cần truyền natri  chlorua ưu trương hoặc kết hợp với furosemid liều 40 - 60 ml tiêm tĩnh mạch trong khi truyền natri chlorua.

Trường hợp bệnh nhân hạ natri máu kèm theo giảm thể tích ngoài tế bào:

  • Bệnh nhân cần được thực hiện điều trị nguyên nhân song song với điều chỉnh natri máu. Trường hợp không có triệu chứng cần cung cấp cấp natri chlorua theo đường tiêu hóa.
  • Bệnh nhân bị hạ natri máu do chấn thương thì truyền dịch natriclo rua 0,9%.
  • Nếu hạ natri máu nặng (Na < 125 mmol/l, có triệu chứng thần kinh trung ương) hoặc khi có rối loạn tiêu hóa không dùng qua đường tiêu hóa được: truyền natri chlorua ưu trương đường tĩnh mạch.

Bệnh nhân nên tuân thủ phác đồ điều trị hạ natri máu

Bệnh nhân nên tuân thủ phác đồ điều trị hạ natri máu

Phác đồ điều chỉnh natri máu

Thực hiện các nguyên tắc điều chỉnh hạ natri máu cho bệnh nhân như sau:

  • Hạ natri máu nhưng không có triệu chứng hoặc xảy ra mạn tính kéo dài trên 2 ngày cần điều chỉnh natri máu tăng lên không quá 0,5 mmol/l trong 1 giờ hoặc 8- 12 mmol/l trong 24 giờ.
  • Hạ natri máu cấp tính dưới 2 ngày bệnh nhân đi kèm các triệu chứng thần kinh trung ương cần điều chỉnh natri máu tăng lên 2 - 3 mmol/l trong 2 giờ đầu, sau đó điều chỉnh tăng lên không quá 0,5 mmol/l trong 1 giờ hoặc 12 mmol/l trong 24 giờ.

Theo tin tức y tế cho biết điều chỉnh nồng độ natri trong máu từ từ không thực hiện quá nhanh để tránh các nguy cơ gây nên tình trạng tiêu myelin ở trung tâm cầu não, biểu hiện bởi một tình trạng liệt mềm, rối loạn vận ngôn, rối loạn ý thức, có thể dẫn tới tử vong cho bệnh nhân.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn