Phác đồ điều trị GRED mới nhất cho bệnh nhân

Chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản có tên viết tắt là GRED thường xảy mãn tính khi độ acid trong dạ dày cao. Vì vậy phác đồ điều trị GRED sẽ giảm thiểu các triệu chứng bệnh.

Ngày 07/02/2018, 02:00:53   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 1013

Trào ngược dạ dày là tình trạng bệnh phổ biến ở rất nhiều người bao gồm cả chứng ợ nóng, acid trào ngược chúng có thể xảy ra nhiều lần hoặc ít hơn và ảnh hưởng đến cuộc sống con người.

Nguyên nhân và triệu chứng của trào ngược dạ dày (GRED)

Chứng GRED là do trào ngược axit thường xuyên, acid trong dạ dày hoặc mật vào thực quản. Các cơ vòng thực quản có dưới có nhiệm vụ thư giãn cho phép thực phẩm và chất lỏng đi vào dạ dày rồi đóng lại nhưng nếu van này có bất thường hoặc bị suy yếu sẽ gây nên các chứng trào ngược thường xuyên.

Trào ngược dạ dày thường gặp ở nhiều người

Trào ngược dạ dày thường gặp ở nhiều người

Bệnh nhân để lâu ngày sẽ dẫn đến các chứng như viêm thực quản, thực quản bị xói mòn, gặp các vấn đề về thở hoặc chảy máu.

Triệu chứng trào ngược dạ dày bệnh nhân cần biết:

Cảm giác nóng trong lòng ngực có thể lan tận cổ họng, có vị chua trong miệng. Bệnh nhân bị đau ngực, ho khan, khó  nuốt, đau họng, khản tiếng. Nếu bệnh nặng có thể nôn ra thức ăn, dịch chua lỏng, cảm giác có khối u trong họng.

Phác đồ điều trị GRED cho bệnh nhân

Phác đồ điều trị GRED thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kê toa, điều hòa acid để điều trị các chứng ợ nóng, dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản.

Thuốc điều trị kiểm soát chứng ợ nóng:

Bệnh nhân được chỉ định các thuốc trung hòa acid dạ dày như: Maalox, Mylanta, Gelusil, Rolaids và Tums. Tuy  nhien các thuốc này không giúp chũa lành viêm thực quản bị hư hỏng do acid dạ dày. Nếu lạm dụng thuốc có thể gây ra các chứng như tiêu chảy hoặc táo bón do tác dụng phụ của thuốc.

Thuốc giảm sản xuất acid trong dạ dày được gọi là ức chế histamin H-2 bao gồm: cimetidine (Tagamet HB), famotidine (Pepcid AC), nizatidine (Axid AR) hoặc ranitidine (Zantac 75). Thuốc H-2 recepxor blockers không có tác dụng nhanh như thuốc kháng acid nhưng hiệu quả lâu dài hơn.

Các chuyên gia Cao đẳng Y Dược cho biết thuốc giảm sản xuất acid là các thuốc có tác dụng uc chế bơm proton sản xuất acid đồng thời giúp làm lành các mô thực quản bị viêm. Bệnh nhân có thể dùng thuốc uc chế bơm proton như lansoprazole (Prevacid 24) và omeprazole (Prilosec OTC).

Phác đồ điều trị dạ dày giảm thiểu các triệu chứng bệnh

Phác đồ điều trị dạ dày giảm thiểu các triệu chứng bệnh

Phác đồ điều trị GRED chỉ giúp giảm thiểu và ngăn ngừa các chứng ợ nóng tạm thời trong một thời gian. Nếu sử dụng các thuốc trên không có hiệu quả nên liên hệ với bác sĩ để có phương pháp điều trị khác.

Ngoài ra bác sĩ có thể kê thuốc tăng cường cơ vòng thực quản dưới là prokinetic. Thuốc này sẽ giúp dạ dày trống rống nhanh hơn, thắt chặt các van giữa dạ dày và thực quản. Tuy nhiên bệnh nhân sẽ gặp các tác dụng phụ như mệt mỏi, trầm cảm, lo lắng hoặc có các vấn đề về thần kinh.

Phẫu thuật điều trị GRED cho bệnh nhân

Theo tin tức y tế cho biết thông thường bệnh nhân mắc chứng GRED thường được điều trị bằng thuốc tuy nhiên có trường hợp cơ thể bệnh nhân không đáp ứng thuốc hoặc không muốn dùng thuốc lâu dài bệnh nhân có thể chọn phương pháp phẫu thuật cơ vòng thực quản dưới.

Phẫu thuật cơ vòng thực quản dưới còn gọi là fundoplication Nissen giúp thắt chặt các cơ vòng thực quản dưới để ngăn chặn tình trạng bị trào ngược dạ dày.

Tuy nhiên để có phác đồ điều trị GRED tốt nhất bệnh nhân nên đến các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và tư vấn sẽ giúp chữa bệnh hiệu quả nhất.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn