Những đối tượng không nên sử dụng glucosamin?

Glucosamin hiện nay được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là ở những người gặp vấn đề về xương khớp. Tuy nhiên, có những đối tượng không nên sử dụng glucosamin.

Ngày 19/11/2024, 02:23:18   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 8

Người bệnh mạn tính cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng glucosamin

Thầy Nguyễn Văn Đạt, giảng viên Cao đẳng dược tphcm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur:

1. Glucosamin có gây tác dụng phụ không?

Glucosamin thường an toàn đối với đa số người dùng, tuy nhiên, vẫn có một số tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng. Những phản ứng không mong muốn có thể bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Ợ nóng
  • Đau bụng

Hầu hết các sản phẩm glucosamin đều chứa muối kali hoặc natri. Vì vậy, những người có vấn đề về kiểm soát lượng kali hoặc natri trong cơ thể cần chú ý đọc kỹ nhãn sản phẩm và tính toán lượng natri tiêu thụ hàng ngày. Mức natri khuyến nghị cho người trưởng thành là dưới 2400mg mỗi ngày.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng glucosamin có thể tương tác với các thuốc khác. Ví dụ, khi kết hợp với warfarin (thuốc chống đông máu), có thể làm tăng chỉ số PT-INR (một chỉ số xét nghiệm đông máu), từ đó làm tăng nguy cơ chảy máu.

2. Liều lượng glucosamin cần thiết là bao nhiêu?

Liều glucosamin thường được khuyến cáo là 1.500mg mỗi ngày, mức này được cho là đủ để hỗ trợ sức khỏe khớp. Nhiều sản phẩm bổ sung glucosamin cũng dựa trên liều lượng này. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng có thể thay đổi tùy thuộc vào cân nặng, tình trạng sức khỏe và các yếu tố cá nhân khác. Do đó, người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bổ sung để xác định liều lượng phù hợp.

Cần lưu ý rằng glucosamin không phải là phương pháp duy nhất giúp cải thiện đau khớp. Việc thay đổi lối sống, như tập thể dục và kiểm soát cân nặng để bảo vệ sụn khớp, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau và khó chịu. Người bệnh nên đi khám để nhận được phác đồ điều trị phù hợp.

3. Những đối tượng không nên sử dụng glucosamin

Glucosamin có thể gây một số tác dụng phụ, mặc dù hiếm gặp, bao gồm rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón. Những người mắc bệnh tim mạch hoặc huyết áp cao cần thận trọng khi sử dụng.

Mặc dù chưa có nghiên cứu rõ ràng về tác động của glucosamin đối với insulin và đường huyết, bệnh nhân tiểu đường nên theo dõi đường huyết thường xuyên khi sử dụng, vì glucosamin là một amino đường.

Người bệnh dùng thuốc cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa

Chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng Y Dược TPHCM tại trường Thầy Đat lưu ý: Vì glucosamin thường được chiết xuất từ vỏ tôm cua, người bị dị ứng với hải sản nên tránh sử dụng. Tuy nhiên, phần lớn các dị ứng xảy ra do protein trong thực phẩm, không phải do carbohydrate từ vỏ tôm cua. Người dùng nên tham khảo bác sĩ nếu có tiền sử dị ứng.

Tác dụng của glucosamin đối với bệnh hen suyễn vẫn còn tranh cãi, vì vậy người có tiền sử hen suyễn nên thận trọng khi sử dụng.

Glucosamin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu nếu dùng cùng thuốc chống đông như warfarin hoặc aspirin. Những người có rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông cần kiểm tra thường xuyên.

Glucosamin có thể tương tác với thuốc khác như tetracycline, paracetamol và statin, giảm hiệu quả hoặc gây tương tác bất lợi. Không nên dùng glucosamin cùng lúc với những thuốc này.

Glucosamin không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi vì thiếu dữ liệu về an toàn và hiệu quả.

Xem thêm tại: ytevietnam.net.vn