Mẹ thông thái nhận biết sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em

Trẻ em sức đề kháng kém là đối tượng dễ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue nhất, độ tuổi dễ mắc  nhất là trẻ từ 4- 9 tuổi.

Ngày 28/06/2017, 09:19:07   Tác giả :     Lượt xem: 10800

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em cần phải nhận biết sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Sốt xuất huyết Dengue là gì?

Sốt xuất huyết Dengue là căn bệnh chuyên khoa có tính chất truyền nhiễm. Virus Dengue gây bệnh có 4 loại huyết thanh kí hiệu là DEN. 1, DEN. 2, DEN. 3, DEN. 4 mà về tính kháng nguyên thì rất gần nhau.

Sốt xuất huyết Dengue ủ bệnh từ 4- 6 ngày. Chúng sẽ hiện diện trong máu của bệnh nhân trong suốt giai đoạn cấp tính của bệnh.

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em

Biểu hiện sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em

Với trẻ bú mẹ và trẻ nhỏ: Trẻ bị sốt cao, quấy khóc, trẻ bỏ bú, kèm theo phát ban dạng dát sẩn. Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em biêu hiện qua những giai đoạn:

Dengue xuất huyết

Đây là những trường hợp Dengue xuất huyết điển hình với 4 triệu chứng lâm sàng chính là sốt cao, xuất huyết nội tạng gây chảy máu dạ dày, đau dạ dày, gan lớn, suy tuần hoàn, giảm tiểu cầu và cô đặc máu.

Dengue xuất huyết thể không có choáng

Ban đầu sẽ bị sốt, sau đó mặt đỏ, người chán ăn, nôn mửa, nhức đầu, đau cơ, đau khớp.  Đau vùng thượng vị, đau mạn sườn, đau toàn bụng.

Sốt trong khoảng từ  2 - 7 ngày, sau đó hạ sốt hoặc hết sốt. Nhiệt độ cao lên tới 40 - 41oC gây ra co giật do sốt cao.

Xuất huyết có dạng máu bầm, chảy máu ở điểm chọc tĩnh mạch, nhưng chấm xuất huyết đỏ này lan ra các chi. Bệnh nhân có dạng chấm xuất huyết dính với nhau thành những vòng tròn nhỏ, dấu phát ban sát nhau. Gan sẽ to hơn.

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em thể có choáng

Ở thể nặng sau vài ngày sốt, tình trạng bệnh nhân đột ngột xấu di. Trong khoảng giữa ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 bệnh nhân sẽ có dấu hiệu đặc trưng choáng, mạch nhanh, yếu.

Da lạnh rịn ướt, cơ thể vật vã. Khi không điều trị đúng sẽ có thể tử vong trong 12 -24h.

Tiêu chuẩn xét nghiệm sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em

Giảm tiểu cầu

Tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3.

Cô đặc máu Hct sẽ tăng lên quá 20% so với trị số bình thường

Để chẩn đoán Sốt xuất huyết Dengue, bạn cần xét nghiệm lâm sàng (sốt + xuất huyết) với 2 tiêu chuẩn xét nghiệm là giảm tiểu cầu và tăng Hct.

Khi trẻ bị sốt xuất huyết Dengue các mẹ cần chăm sóc cẩn thận

Khi trẻ bị sốt xuất huyết Dengue các mẹ cần chăm sóc cẩn thận

Điều trị Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em thể không choáng

Độ 1

Bù dịch: Bệnh nhân bị mất nước do sốt cao, chán ăn, nôn nên cần phải bù dịch oresol hoặc là nước trái cây.

Hạ nhiệt: Khi sốt nên tránh dùng Salicylate (Aspirine) gây xuất huyết và toan máu. Nên dùng thuốc Paracetamol

Độ 2

Nên điều trị như độ 1, chỉ định cho truyền tình mạch khi bệnh nhân nôn mửa nhiều gây mất nước, đe dọa gây mất nước. Bệnh nhân có dấu hiệu cô đặc máu (Hct > 43%), dấu hiệu mất nước lâm sàng độ 2. Lượng dịch truyền được giống như lượng dịch truyền như trẻ mất nước trung bình.

Điều trị sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em thể có choáng (độ 3 và 4)

Lúc này cần phải truyền dung dịch Ringer lactate hoặc NaCl 0.9% với số lượng 20 ml/kg, chảy nhanh tối đa. Choáng nặng thì phải bơm trực tiếp vào tĩnh mạch. Khi thấy bệnh nhân cải thiện các dấu hiệu sống rõ rệt và Hct giảm xuống thì tiếp tục cho truyền dịch với tốc độ 10 ml/kg/giờ rồi sau đó điều chỉnh.

Dịch được truyền trong giai đoạn này là Dextrose 5% hoặc 1/2 Ringer lactate với 1/2 Glucose 5% , hoặc 1/2 NaCl 0.9% với 1/2 Glucose 5%.

Ngừng truyền dịch khi lượng Htc giảm xuống mức 40% và khi thấy bệnh nhân có dấu hiệu thèm ăn trở lại.

Sốt xuất huyết Dengue bị choáng thì đều cần phải phân loại nhóm máu và khi lâm sàng có chảy máu nặng thì chỉ định truyền máu.

Tất cả bệnh nhân bị choáng đều cần phải xét  nghiệm sốt xuất huyết dengue để phân loại nhóm máu và khi trên lâm sàng có chảy máu nặng thì có chỉ định truyền máu.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây sốc những biến chứng nguy hiểm cho trẻ, các mẹ cần chú ý.

Nguồn: ytevietnam.net.vn