Khi nào lên cho con ăn dặm và ăn dặm như thế nào để trẻ phát triển khỏe mạnh

Ăn dặm là thời kì quan trọng đầu đời để bé bắt đầu làm quen với thức ăn lạ ngoài sữa mẹ. Vậy mẹ đã biết làm thế nào để cho trẻ ăn dặm đúng cách chưa?

Ngày 12/08/2017, 07:24:43   Tác giả :     Lượt xem: 2143

“Khi nào lên cho con ăn dặm và ăn dặm như thế nào? để trẻ phát triển khỏe mạnh” là câu hỏi của rất nhiều các bà mẹ gửi về cho các giảng viên, bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

Dấu hiệu có thể cho bé ăn dặm

Phải đi làm sau khi sinh rất sớm nên bé Hà Anh( con Chị Quyên) được bà nội cho ăn dặm từ rất sớm, hơn một tháng sau bé tụt cân, đi ngoài và đã bị suy dinh dưỡng . Gửi câu hỏi:“ Làm thế nào để cho con ăn dặm đúng cách”về cho các chuyên gia tư vấn y tế của chị Quyên chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thời điểm thích hợp có thể cho bé ăn dặm là khoảng 6 tháng tuổi nhưng nếu bé có những dấu  hiệu sau thì có thể linh động thực hiện chế độ ăn dặm này cho trẻ:

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thời điểm thích hợp có thể cho bé ăn dặm là khoảng 6 tháng tuổi

Bé có thể tự ngồi và ngóc đầu lên là dấu hiệu bé đã cứng cáp có khả năng duy trì tư thế ngồi thẳng đứng, ổn định để bắt đầu tập ăn dặm, ban đầu mẹ có thể để bé ngồi trên đùi mẹ trước sau có thể mua các loại ghế, xe đẩy phù hợp giúp cho trẻ ăn dặm không bị trớ và trào ra ngoài.

Bé có khẩu hình nhai là lúc bé có thể tạo ra những chuyển động cho thức ăn trong miệng, có thể nhai và nuốt, khi bé đã học nhai tốt mẹ để ý sẽ thấy bé ít chảy nước dãi và có thể mọc vài chiếc răng lúc lúc này ngoài ăn dặm từ bột nấu mẹ có thể bổ sung hoa quả và rau xay nhuyễn vào thực đơn của bé.

Bé tò mò với những thứ mọi người xung quanh ăn cũng là một dấu hiệu, lúc này mẹ hãy để ý  xem bé có đưa mắt nhìn bữa ăn không, tỏ ý thử món bố mẹ đang ăn hay không  hoặc bé có thể nhìn vào đồ ăn rồi tự mình cầm nắm thức ăn và cho vào miệng.

Ngoài ra một vài dấu hiệu mà nhiều mẹ nhầm tưởng rằng bé đã có thể ăn dặm như: gặm tay, thức giấc giữa đêm mặc dù trước đó vẫn ngủ xuyên đêm, đòi bú thêm sữa,... Những dấu hiệu này chứng tỏ em bé đang lớn lên chứ không nhất thiết có nghĩa là bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm, điều này mẹ lên chú ý.

Mẹ hãy để ý thời điểm có thể cho con ăn dặm

Trẻ có thể bị tử vong nếu mẹ cho ăn dặm sai cách

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ với trang tin tức mẹ và bé khi trẻ còn dưới 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, trẻ chưa có đủ men tiêu hóa và dịch tiêu hóa còn ít, đặc biệt là chưa có men Amylase để tiêu hóa tinh bột. Vì thế nếu cho trẻ ăn dặm sớm sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hoá biểu hiện ở trạng thái đầy bụng, đi ngoài phân lổn nhổn, mùi chua do không tiêu hóa và hấp thụ được thức ăn ngoài sữa.

“Đã có nhiều trường hợp đến viện khi con bị tiêu chảy kéo dài. Điều này rất nguy hiểm có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng, thậm chí có thể tử vong nếu không được chữa trị kịp thời”

Nếu có thể trong thời gian này hãy nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là tốt nhất, ngoài 6 tháng khi bé đã cứng cáp mẹ mới nên cho con ăn bổ sung, còn mẹ phải đi làm sớm thì có thể tranh thủ về cho con bú hoặc vắt sữa để lại ở nhà, trong trường hợp mẹ ít hoặc mất sữa thì mới cho ăn thêm sữa công thức

 

Ăn dặm đúng cách bé sẽ phát triển khỏe mạnh

Ăn dặm đúng cách bé sẽ phát triển khỏe mạnh

Ăn dặm đúng cách

Khi trẻ đủ 6 tháng tuổi có thể cho bé ăn dặm nhưng mẹ vẫn lên có một sơ đồ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ để bé dần quen với thức ăn, đầu tiên có thể cho ăn một chút bột nấu loãng rồi đặc dần, thức ăn và rau xanh xay nhỏ min để trẻ có thể tiêu hóa dễ dàng. Nếu  ngon miệng mẹ có thể tăng thêm khẩu phần ăn và món ăn cho trẻ nhiều lên. Ngoài ra mẹ lên đổi thực đơn để bé có thể làm quen với nhiều món mà không bị ngán rất nhiều mẹ do bận công việc mà chỉ nấu bột bằng nước mắm, mì chính hoặc với đường, nếu khẩu phần ăn ngọt quá sẽ thiếu đạm và thừa đường, việc thừa đường sẽ làm tăng men chua trong dạ dày và ruột, dễ gây rối loạn tiêu hóa. Chất ngọt rất nhanh ngán và no dễ làm trẻ biếng ăn vì vậy mẹ cần có chế độ ăn hợp lí để cân bằng dinh dưỡng cho trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng giai đoạn ăn dặm này cần đủ 4 nhóm thực phẩm: bột-đườngcó trong tinh bột gạo, chất đạm có trong thịt, cá, trứng, tôm, cua), chất béo có trong dầu, mỡ vitamin và khoáng trong các loại rau, củ. Vì vậy, tốt nhất trong giai đoạn trẻ ăn dặm mẹ lên cho trẻ ăn mặn bổ sung vitamin và rau xanh.

Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn quan trọng đánh dấu bước khởi đầu với thức ăn ngoài sữa mẹ lên điều mẹ phải để ý đến khẩu phần ăn và dấu hiệu của trẻ là vô cùng cần thiết vì nếu chỉ một vài sơ xuất nhỏ hay lãng quên sức khỏe của bé đều ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

Nguồn:ytevietnam.net.vn