Cũng như chiều cao, cân nặng là con số vàng giúp mẹ theo dõi sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ, vì vậy chậm tăng cân có thể là những dấu hiệu trẻ không được phát triển khỏe mạnh.
- Nuôi dạy con thông minh từ lúc còn nhỏ
- Khi nào lên cho con ăn dặm và ăn dặm như thế nào để trẻ phát triển khỏe mạnh
- Chăm sóc trẻ như thế nào là đúng cách?
Cân nặng là thước đo sự phát triển ở trẻ
Dấu hiệu ở trẻ chậm tăng cân
Dấu hiệu mẹ có thể thấy rõ nhất để biết trẻ chậm tăng cân là theo dõi chỉ số cân nặng của bé mỗi tháng. Theo trang thông tin sức khỏe Mẹ và bé chỉ ra rằng trong 3 tháng đầu trẻ sẽ tăng trung bình từ 140gr đến 210gr, từ 3 đến 6 tháng tuổi mỗi tháng trẻ sẽ tăng khoảng 105gr đến 147gr. Từ 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ bé có thể làm quen với một số loại thức ăn mới, lúc này tốc độ tăng trưởng cân nặng cũng thay đổi theo, cụ thể: giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi, tốc độ tăng trưởng trung bình của trẻ là từ 70gr đến 91gr. Nếu cân nặng của trẻ tăng đúng chuẩn thì hầu hết các bé tăng gấp đôi trọng lượng sau 4 tháng sinh và tăng gấp ba lần trọng lượng đó khi bé được 1 tuổi. Những bé chậm tăng cân sẽ không thể đáp ứng được những con số này.
Thường xuyên kiểm tra cân nặng để theo dõi sự phát triển ở trẻ
Nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân
- Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân và phát triển, kể cả lúc bé được dung nạp đầy đủ chất. Vậy nguồn dinh dưỡng này đã đi đâu?
- Giun: Giun có thể là nguyên nhân lớn nhất lấy đi nguồn dinh dưỡng của con bạn vì sống kí sinh trong đường ruột, nó sẽ hút hết nguồn thức ăn mà bé dung nạp vào cơ thể.
- Bữa ăn không đủ chất: mỗi bữa ăn mẹ chuẩn bị mà không đủ dưỡng chất và vi chất cần thiết cho cơ thể thì dù trẻ có ăn nhiều đến mức nào cũng khó có thể tăng cân được. Ví dụ như bạn cho trẻ ăn quá nhiều rau quả nhưng lại quá ít tinh bột, chất béo, protein thì lúc này tình trạng dinh dưỡng trong cơ thể bé không được cân bằng, do vậy mẹ cần lập ra một tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ.
- Trẻ ăn không đúng cách: không chỉ người lớn mà trẻ em cũng rất cần ăn uống có giờ giấc và đúng điều độ, nếu bữa ăn thất thường hoặc không đều đặn thì sẽ khiến cho nhịp tiêu hóa của trẻ bị rối loạn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ dưỡng chất.
- Mẹ không linh hoạt thay đổi món ăn cho trẻ: rất nhiều mẹ có thói quen chỉ cho trẻ ăn những thứ chúng muốn mà không thay đổi khẩu phần ăn, điều này làm cho cơ thể trẻ không còn cơ hội thu nhận các thực phẩm khác dẫn đến tình trạng thiếu chất và ảnh hưởng đến quá trình tăng cân của trẻ.
Mẹ không linh hoạt thay đổi thức ăn là nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân
Giải pháp cho trẻ chậm tăng cân
Từ những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cần thì mẹ có thể tham khảo các giải pháp tăng cân cho trẻ dưới đây:
- Giun là nguyên nhân lấy đi dinh dưỡng của trẻ thì bạn phải tiêu diệt chúng ngay bây giờ bằng việc tấy giun 6 tháng một lần cho bé, để nguồn thức ăn mẹ dung nạp trẻ được nhận đầy đủ.
- Cho bé ăn đa dạng và đầy đủ chất: không nên cho bé ăn quá nhiều hoặc quá ít một loại thức ăn vì lâu dần, trẻ quen dạ chúng sẽ không ăn thêm thực phẩm gì khác.
- Bổ sung dưỡng chất cho trẻ: Sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu nhất cho bé. Nên sử dụng thêm các loại sữa giúp bé tăng cân tốt để tăng nguồn dưỡng chất cho bé mỗi ngày.
- Thay đổi khẩu vị cho bé: mẹ nên bổ sung thêm các món cháo bổ dưỡng kích thích sự thèm ăn cũng như giúp bé hấp thu dinh dưỡng tốt.
- Bổ sung thêm dầu ăn trong khẩu phần ăn: Nhóm chất béo là rất quan trọng trong sự phát triển cân nặng của trẻ, giúp hình thành mô mỡ và tăng khả năng hấp thu các vitamin tan trong dầu quan trọng của cơ thể như vitamin A,D,E,K. Các mẹ có thể bổ sung thêm dầu ăn vào cháo hoặc súp để tăng cường chất béo cho trẻ.
- Các phương pháp giúp trẻ tăng cân mẹ không hề khó thực hiện, vì vậy để bé có thể phát triển khỏe mạnh mẹ lên áp dụng để tình trang chậm tăng cân ở bé không còn nữa.
Mẹ lên bổ sung đầy đủ dưỡng chất để trẻ phát triển khỏe mạnh
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ là việc đầu tiên mẹ cần lưu ý trong việc muốn cho trẻ tăng cân, vì chỉ một chút sơ xuất nhỏ trong khẩu phần ăn mỗi ngày cũng khiến tình trạng chậm tăng căn hay không tăng cân ở bé diễn ra, do đó mẹ cần lên danh sách cụ thể hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn hợp lí cho trẻ.
Nguồn: Dung Trần