Tình trạng nôn trớ không đơn thuần là ăn vào không được thì “tống ra” mà nó còn có thể là dấu hiệu cơ thể trẻ đang “gặp nguy”, do vậy mẹ cần nghiên cứu và có giải pháp phù hợp cho con trẻ mình.
- Những điều cơ bản về chăm sóc trẻ sơ sinh các mẹ nên biết
- Những bí quyết giúp khơi dậy sự sáng tạo cho con trẻ
- Mẹ nên làm gì nếu trẻ bị tiêu hóa kém?
Nôn trớ là hiện tượng thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ
1.Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ
Nôn trớ là hiện tượng thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do mẹ ép trẻ ăn quá nhiều và bú quá no dẫn đến tình trạng ứ đọng thức ăn trong cơ thể. Ngoài ra, có thể do mẹ bổ sung các thức ăn mới lạ khiến trẻ chưa quen dạ cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ. Khi trẻ bị nôn trớ nhiều lần, mẹ tuyệt đối không được chủ quan vì có thể đây là dấu hiệu tố cáo bên trong cơ thể trẻ đang gặp nguy.
Theo các chuyên gia sức khỏe chương trình Mẹ và bé: Nôn trớ cũng có thể là một bệnh lý hoặc sinh lý bình thường, do vậy mẹ có thể tìm hiểu các dấu hiệu, nguyên nhân dưới đây để phân biệt sớm có biện pháp giúp trẻ.
Nôn trớ bệnh lý là dấu hiệu cơ thể bé không khỏe
Nôn trớ sinh lý: Nguyên nhân khách quan có thể do trẻ bú không đúng cách, bú quá no hoặc dung nạp thức ăn bừa bãi, không đúng cách.
Nôn trớ bệnh lý:nếu mẹ thấy tình trạng trẻ nôn trớ kèm theo các dấu hiệu như sốt, co giật, bụng trướng và nổi các nốt mẩn đỏ phát ban thì có thể liên quan đến các bệnh lý như viêm ruột thừa, viêm màng não, nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa, báo động cơ thể trẻ đang “gặp nguy”
2.Biện pháp giúp trẻ thoát khỏi tình trạng nôn trớ
Biện pháp xử lý khi trẻ nôn trớ:
Khi trẻ mắc phải tình trạng này, mẹ cũng không lên quá lo lắng mà phải bình tĩnh xử lý tình huống:
Khi trẻ ăn: Nếu đang trong lúc cho trẻ ăn mà trẻ bị nôn trớ thì mẹ phải nghiêng đầu sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn, sau đó nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi của trẻ bằng cách hút hoặc cuốn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong miệng và họng để bé cảm thấy thoải mái và không quấy khóc nữa.Một điều cấm kỵ trong lúc này là mẹ không được bế xốc trẻ lên vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi.
Khi trẻ ngủ: có rất nhiều trẻ bị nôn trớ trong lúc ngủ và bú mẹ, lúc này mẹ cần đặt trẻ nằm yên, lấy gối kê lại đầu bé cao hơn đồng thời để thân mình phía trên cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược. Nếu trẻ bị trào sữa ra ngoài nhiều mẹ nên cho trẻ nằm nghiêng để không bị hít chất nôn vào phổi. Mẹ cũng lưu ý không nên cho trẻ bú lại ngay sau khi bị nôn trớ vì rất dễ trẻ quen dạ và tiếp tục tái diễn tình trạng này.
Khi trẻ bị nôn trớ mẹ cần bình tĩnh xử lý
Khi thấy bé ngừng nôn trớ, mẹ có thể cho trẻ uống một lượng nhỏ nước lọc hoặc nước điện giải sau khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Sau khoảng 12 tiếng đồng hồ, khi bé không còn nôn trớ nữa thì mẹ có thể cho trẻ ăn uống bình thường, lúc này mẹ lên bắt đầu cho trẻ ăn từ những thực phẩm dễ tiêu hóa, có thể cho trẻ ăn cháo loãng và uống sữa nhưng tuyệt đối kiêng đồ lạnh.
Biện pháp phòng tránh, hạn chế nôn trớ ở trẻ
Với trẻ bú mẹ: Mẹ lên cho trẻ bú từ từ không để trẻ bú quá no, sau khi cho trẻ bú khoảng 15 phút sau mới cho trẻ nằm. Trong quá trình cho trẻ bú mẹ cần bế đầu và người bé nằm trên một đường thẳng, mặt quay vào núm vú rồi mẹ ôm và đỡ mông cho bé. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo rằng mẹ nên cho trẻ bú bên trái trước để sữa dễ dàng tuần hoàn, không bị trào ngược dạ dày trẻ.
Sau khi cho trẻ bú xong, mẹ nên bế đứng và vỗ nhẹ phần lưng để trẻ có thể ợ hơi, giảm lượng hơi mà trẻ nuốt vào dạ dày- nguyên nhân chính dẫn đên tình trạng nôn trớ ở trẻ.
Sau khi cho trẻ bú xong mẹ nên bế đứng và vỗ nhẹ vào lưng bé
Với trẻ bú bình: Với những trẻ bú bình mẹ lên nghiêng bình sữa cho trẻ bú, tránh tình trạng trẻ bú ngập cổ bình nuốt không khí vào dạ dày làm trẻ bị nôn trớ.
Với trẻ ăn dặm:
Khi mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm mẹ cũng là lúc trẻ làm quen với thức ăn mới , mẹ cũng lên để ý xem chúng có chịu hợp tác cùng mẹ hay không và lưu ý những điều dưới đây để trẻ tránh khỏi tình trạng bị nôn trớ:
- Mẹ không nên ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn.
- Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để bảo đảm đủ số lượng thức ăn cần thiết. Các bữa ăn của trẻ nên tập trung khoảng thời gian ăn không kéo dài qua 30 phút/bữa. Ăn lâu quá cũng sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, khóc và quấy phá.
Tình trạng nôn trớ sẽ không làm mẹ“ lúng túng” nếu mẹ bình tĩnh xử lí và có biện pháp phù hợp giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này. Hi vọng những chia sẻ trên đây phần nào giúp mẹ có chế độ chăm sóc hợp lí cho con mình.
Nguồn: Dung Trần