Xơ vữa động mạch là hiện tượng một khối vật chất bất thường hình thành bên trong lòng động mạch, bám trên thành động mạch làm lòng động mạch bị hẹp gây cản trở quá trình lưu thông máu, dẫn đến các bộ phận trong cơ thể bị thiếu máu.
- Tác dụng của thuốc Pharmaton như thế nào?
- Lạm dụng thuốc kháng sinh nguy hiểm như thế nào?
- Thuốc Atorvastatin có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Dấu hiệu nhận biết bệnh xơ vữa động mạch nhanh nhất
Ngày nay, xơ vữa động mạch không chỉ được biết đến là bệnh của người già mà còn ở tuổi thanh thiếu niên, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Mặc dù đây là một chứng bệnh nguy hiểm “chậm” nhưng nếu hiểu được bệnh thì chúng ta vẫn có thể hoàn toàn phòng tránh được, vì vậy việc nhận biết được dấu hiệu đầu tiên khi phát bệnh là rất quan trọng, sẽ giúp chúng ta có biện pháp xử lý và điều trị bệnh kịp thời. Cùng trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Thị Hậu – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để tìm hiểu về các nguyên nhân cũng như cách phòng tránh mắc bệnh một cách khoa học và hiệu quả nhất.
Hỏi:Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết bệnh xơ vữa động mạch là gì?
Trả lời:
Xơ vữa động mạch là một trong những căn bệnh về tim mạch do sự thu hẹp của động mạch. Bệnh đặc trưng bởi các mảng bám được tạo thành trong lòng mạch máu với bất kỳ động mạch nào trong cơ thể như tim, não, cánh tay, chân... Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì các mảng xơ vữa sẽ dày lên và phát triển theo thời gian, gây thu hẹp lòng mạch và giảm lưu lượng máu chảy quan đến các bộ phận trong cơ thể khiến các cơ quan không được cung cấp đủ máu sẽ dẫn đến hậu quả là làm tổn thương hay chết mô gây hoại tử, hay nghiêm trọng hơn là nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí là tử vong.
Hỏi: Thưa Bác sĩ, những nguyên nhân nào gây nên bệnh xơ vữa động mạch? Có những dấu hiệu nào để nhận biết được bệnh xơ vữa động mạch hay không?
Trả lời:
Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu lại chỉ ra rằng bệnh xơ vữa động mạch có liên quan đến tỉ lệ chelesterol trong máu. Bên cạnh đó, bệnh còn là do yếu tố gen di truyền. Theo các Bác sĩ chuyên khoa thì xơ vữa động mạch là một bệnh tiến triển rất chậm và phức tạp, sau khi mắc bệnh rất nhiều năm mới có triệu chứng bệnh rõ rệt. Tuy nhiên, có thể xác định được các yếu tố nguy cơ gây bệnh chuyên khoa xơ vữa động mạch như: Hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc lá, lượng chất béo và cholesterol trong máu tăng hơn bình thường, người bị cao huyết áp hay bị bệnh tim mạch, người lười vận động, người có thói quen ăn uống ít chất xơ, ăn nhiều chất béo bão hòa, ăn quá mặn hay quá ngọt, do ô nhiễm không khí… Bệnh bắt đầu xảy ra khi các thành mạch bị tổn thương, thời gian lâu dần thì các chất béo, cholesterol, tiểu cầu, canxi cùng các thành phần khác trong máu lắng đọng và hình thành nên các mảng xơ vữa trên thành động mạch.
Hình ảnh động mạch bị xơ vữa
Nếu không được phát hiện thì lâu dần, các mãng xơ vữa dày lên và có thể bị vỡ ra, gây tổn thương cho lòng mạch. Đồng thời, chất béo cũng đọng lại xung quanh các mãng xơ vữa này và kết dính chúng lại với nhau hình thành nên cục máu đông. Bên cạnh đó, các mảng xơ vữa còn gây biến đổi cấu trúc của thành mạch máu làm cho mạch máu bị xơ cứng, mất tính đàn hồi.
Trong khoảng thời gian đầu khi mắc bệnh, người bệnh hầu như không có triệu chứng gì cụ thể hoặc có những triệu chứng rất khó nhận ra. Chỉ khi các mảng xơ vữa phát triển làm giảm lưu lượng máu lưu thông đến các cơ quan một cách đáng kể thì các triệu chứng mới bắt đầu rõ rệt như tức ngực do máu không đủ để cung cấp cho tim, nếu không được phát hiện thì nặng hơn sẽ là một cơn đau tim hay đột quỵ. Tùy theo động mạch bị xơ vữa mà có các triệu chứng bệnh khác nhau như:
- Xơ vữa động mạch ngoại biên thường gặp là xơ vữa động mạch ở chân. Triệu chứng thường gặp là đau chân ở những vị trí như bắp chân, đùi và mông. Ngoài ra người bệnh còn có cảm giác như nặng nề ở chân, chuột rút, tê mỏi chân, màu sắc ở da chân thay đổi, rụng lông chân…
- Xơ vữa động mạch thận: Là động mạch cung cấp máu cho thận, nếu lượng máu nhận được bị giảm sẽ gây ra những triệu chứng như sưng phù ở tay và chân, ăn uống không ngon miệng, mất tập trung...
- Xơ vữa động mạch vành: Là động mạch cung cấp máu cho tim, nếu không nhận được đủ lượng máu thì sẽ có các triệu chứng như nôn mửa, ho, đau ngực…
- Xơ vữa động mạch cảnh: Động mạch cảnh là động mạch cung cấp lên não, khi não không nhận đủ lượng máu cần thiết có thể gây đột quỵ, với các triệu chứng như: Khó thở, suy yếu, đau đầu, tê liệt…
Người mắc bệnh xơ vữa động mạch cần thăm khám sức khỏe thường xuyên
Hỏi: Có những biện pháp nào dùng để điều trị bệnh xơ vữa động mạch? Bác sĩ có thể cho lời khuyên về cách phòng tránh bệnh xơ vữa động mạch hay không?
Trả lời:
Với kinh nghiệm của một giảng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi cho rằng phương pháp điều trị xơ vữa động mạch là làm giảm triệu chứng và các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch để tránh hình thành cục máu đông. Với trường hợp nhẹ, các Bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa, dùng thuốc tân dược để ngăn chặn hình thành các mảng xơ vữa hay thuốc làm giảm lượng cholesterol, thuốc hạ huyết áp,… Trường hợp nặng hơn thì bắt buộc phải điều trị ngoại khoa, tùy theo tình trạng bệnh mà các Bác sĩ có thể chỉ định là phẩu thuật nong mạch hay bắc cầu động mạch vành,…
Lối sống lành mạnh kết hợp chế độ ăn uống hợp lý góp phần điều trị và phòng tránh xơ vữa động mạch: hạn chế uống rượu hay các thức uống chứa cồn, nói không với thuốc lá, ăn những thực phẩm lành mạnh, cần tránh những thức ăn quá mặn hay những loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol, có kế hoạch tập luyện thể dục thường xuyên,…
Nguồn: Ytevietnam.net.vn