Có ảnh hưởng gì khi định lượng hồng cầu trong máu thấp?

Việc định lượng hồng cầu là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe và nguy cơ bệnh tật của cá nhân. Tuy nhiên, khi hồng cầu trong máu thấp, có thể gây ra những vấn đề gì và phương pháp nào hiệu quả để điều trị?

Ngày 17/07/2024, 07:38:55   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 123

1. Nguyên nhân gây giảm lượng hồng cầu trong máu là gì?

Theo cô Trúc Li, giảng viên ngành Xét nghiệm y học tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết:

Kết quả xét nghiệm hồng cầu thường rơi vào phạm vi từ 4.2 đến 5.9 triệu hồng cầu trên mỗi microliter máu (T/L), tuy nhiên, phạm vi này có thể biến đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố và thường được ghi chú rõ trên bảng kết quả xét nghiệm. Sự biến động này cũng phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi của người thực hiện xét nghiệm. Ví dụ, ở trẻ sơ sinh, mức hồng cầu bình thường có thể là 3.8 T/L. Đối với phụ nữ, phạm vi bình thường dao động từ 3.9 đến 5.03 T/L, trong khi đó, nam giới thường có từ 4.32 đến 5.72 T/L.

Tế bào hồng cầu thường tồn tại trong khoảng thời gian từ 100 đến 120 ngày. Khi các tế bào này lão hóa, chúng sẽ bị tiêu hủy và thay thế bằng các tế bào hồng cầu mới. Việc chẩn đoán giảm hồng cầu chỉ qua các triệu chứng lâm sàng thường rất khó khăn, vì vậy cần phải thực hiện xét nghiệm chỉ số hồng cầu để có kết quả chính xác nhất.

Một số bệnh về máu có thể làm giảm số lượng hồng cầu

Có nhiều nguyên nhân gây giảm hồng cầu trong máu, bao gồm:

Thiếu máu: Do thiếu sắt, bệnh lý máu (ví dụ như bệnh thalassemia, bệnh sốt xuất huyết), chảy máu đường tiêu hóa, và các nguyên nhân khác khiến cung cấp oxy cho cơ thể không đủ.

Nhiễm trùng và các bệnh lý khác: Sốt xuất huyết, nhiễm trùng, bệnh tủy, ung thư và một số bệnh lý về thận có thể gây giảm hồng cầu.

Thai kỳ: Sự tăng cường nhu cầu sắt và dưỡng chất trong thai kỳ có thể gây giảm hồng cầu.

Sau phẫu thuật: Bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày hoặc một số phẫu thuật khác cũng có thể gặp phải tình trạng giảm hồng cầu trong máu.

2. Làm gì khi hồng cầu trong máu giảm?

Sau khi phân tích kết quả xét nghiệm hồng cầu và các chỉ số khác về máu, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân của việc hồng cầu trong máu giảm và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp thường được sử dụng để tăng hồng cầu trong máu bao gồm:

2.1. Truyền máu:

Đối với các trường hợp hồng cầu giảm nhẹ, thường không cần phải áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, với những trường hợp hồng cầu giảm nghiêm trọng và đột ngột, việc truyền máu không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn nhanh chóng.

Một số bệnh về máu có thể làm giảm số lượng hồng cầu

2.2. Thực phẩm có thể bổ sung:

Cô Hoàng Duyên, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Trong trường hợp bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt, vitamin B12, axit folic,... cần bổ sung các dưỡng chất này vào chế độ ăn hàng ngày để kích thích quá trình tạo hồng cầu. Các loại thực phẩm có thể bổ sung bao gồm:

Thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan động vật, các loại hải sản, thịt gà, rau bina, bông cải xanh, các loại đậu, hạt bí ngô,...

Thực phẩm giàu vitamin B12 như sữa, trứng, cá, các loại ngũ cốc nguyên hạt,...

Sử dụng các loại thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ, bao gồm:

Thuốc ức chế hệ miễn dịch.

Thuốc điều trị: Nếu giảm hồng cầu do bệnh lý cụ thể, cần xác định nguyên nhân và sử dụng thuốc điều trị phù hợp để khắc phục. Điều này có thể giúp cải thiện tình trạng định lượng hồng cầu trong máu.

Một số loại thuốc thúc đẩy quá trình tạo máu tại tủy xương, bổ sung sắt, vitamin B12, axit folic.

2.3. Điều chỉnh lối sống:

Cho dù nguyên nhân gây giảm hồng cầu trong máu là gì, việc điều chỉnh lối sống phối hợp với các phương pháp điều trị khác là rất quan trọng. Một lối sống khoa học và lành mạnh giúp cơ thể sản xuất hồng cầu một cách đều đặn hơn, từ đó giúp ổn định lượng hồng cầu trong máu.

Do đó, cần áp dụng chế độ ăn đa dạng, uống đủ nước, hạn chế tiêu thụ bia rượu, cà phê và tránh lạm dụng aspirin. Thêm vào đó, việc tập thể dục hàng ngày cũng rất quan trọng để kích thích quá trình sản xuất hồng cầu. Tuy nhiên, cần lựa chọn bài tập phù hợp và tránh tập quá sức có thể gây tổn thương.

Trên đây là những biện pháp điều chỉnh lối sống, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng giảm hồng cầu trong máu nhằm tránh các vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như da xanh xao, mệt mỏi, cần đi khám để được các bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

Xem thêm tại: ytevietnam.net.vn