Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ đa khoa Chu Hòa Sơn, hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur về vấn đề nên hay không nên tiêm vắc xin.
- Cảnh báo: Ngộ độc paracetamol có thể gây chết người?
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân béo phì là một bệnh lý rất nguy hiểm
- Nhận biết dấu hiệu và cách phòng ngừa huyết áp thấp
Chuyên gia y tế lý giải nên hay không nên tiêm vắc xin?
Vắc xin là gì và tác dụng của chúng trong tiêm chủng ra sao?
Hỏi: Vắc xin là gì? Tiêm chủng vắc xin có tác dụng thế nào?
Trả lời:
Trên trang tin y tế thông tin rằng: Tiêm vaccin hiện nay được coi phương pháp hữu hiệu nhất trong phòng bệnh. Vaccin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên để tạo ra miễn dịch đặc hiệu chủ động cho cơ thể chống lại một số tác nhân gây bệnh. Nói một cách đơn giản hơn Vaccin chứa vi khuẩn, virus đã được xử lý làm giảm, mất động lực hoặc chứa 1 dạng protein có tính kháng nguyên đặc trưng cho vi khuẩn, vi rút. Các tác nhân này được xử lý để khi đưa vào cơ thể không còn khả năng gây bệnh mà nó sẽ kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại vaccin đó và hình thành trí nhớ miễn dịch. Và sau này khi cơ thể gặp đúng loại đó sẽ nhanh chóng tạo ra lượng kháng thể lớn đủ để chống lại và sẽ không bị nhiễm bệnh đó nữa.
Hiện nay, dù có những tiến bộ vũ bão trong y khoa, nhưng trong y học vẫn có rất nhiều bệnh nhiễm trùng chưa hoặc không thể điều trị, gây nhiều di chứng, thậm chí có bệnh còn gây tử vong có thể phòng ngừa hiệu quả qua việc tiêm phòng vắc xin.
Người đầu tiên sử dụng vaccin cho người là Edward Jenner. Nhưng người có công lớn nhất trong đặt nền móng ngành công nghiệp vaccin chính là Louis Pasteur nhà khoa học thiên tài người Pháp. Rất vinh dự tôi được làm việc dưới ngôi trường mang tên ngài.
Theo các chuyên gia tư vấn trên trang mẹ và bé cho biết: Tiêm vaccine cho trẻ là 1 việc làm bắt buộc để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Trước khi vắc xin ra đời, các bệnh như bại liệt, sởi, rubella, bệnh đậu mùa, bệnh bạch hầu thường là các bệnh làm tổn hại đến trẻ em về sức khỏe, di chứng để lại và tỉ lệ tử vong là rất lớn.
Chương trình tiêm chủng mở rộng là một khâu quan trọng được cả WHO, UNICEF và ngành y tế của các nước trên toàn cầu đặt hàng đầu. Ngay ở Mỹ, người ta vẫn duy trì được tỉ lệ tiêm chủng cao và để tránh lây bệnh ra cộng đồng, luật pháp các tiểu bang không cho phép trẻ chưa tiêm chủng học ở các trường học. Ở Việt Nam, chính nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, chúng ta gần như thanh toán được bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván và một số bệnh khác nữa.
Vắc xin là gì và tác dụng của chúng trong tiêm chủng ra sao?
Phản ứng không mong muốn khi tiêm vắc xin là gì?
Hỏi: Vậy những phản ứng không mong muốn có thể xảy ra khi tiêm vắc xin là gì?
Trả lời:
Các phản ứng không mong muốn thường gặp là:
- Đau nơi tiêm
Thường gặp nhất. Có thể bị đau một vài giờ, đến một ngày. Trong vài trường hợp, có thể sưng một cục bằng hạt đậu, và nổi mẩn ngứa vài ngày. Thống kê có khoảng 5-10% trẻ em gặp và thường tự khỏi.
- Sốt
Cũng là một phản ứng hay gặp, nhất là những mũi tiêm phòng bệnh sởi, bạch hầu, ho gà.
- Phản ứng ngoài da
Khoảng 2-10% trẻ em sau khi tiêm phòng sởi, rubela có thể bị phát ban tương tự như sởi nhưng nhẹ hơn. Một vài trẻ có thể nổi mề đay, ngứa toàn thân rồi tự khỏi.
- Co giật
Có khoảng 0,6% trẻ em bị co giật khi tiêm vắc xin, đặc biệt ho gà. Phần lớn trẻ co giật này có tiền sử co giật khi sốt cao hay bị động kinh. Nếu không xử trí đúng mức, một số trường hợp có thể dẫn đến hôn mê, di chứng thần kinh. May thay, tỷ lệ này lại rất hiếm. Trẻ uống vắc xin bại liệt tỷ lệ phản ứng không mong muốn khoàng gần 1/1.000.000 liều.
- Rên la, quấy khóc
Khoảng 3% trẻ nhũ nhi rên la, quấy khóc liên tục nhiều giờ liền sau khi tiêm phòng. Trong các trường hợp này có thể dùng thuốc an thần để trẻ ngủ yên rồi tự ổn định.
- Loét da và viêm hạch
Sau khi tiêm vắc xin lao BCG, khoảng 6- 12% trẻ có nhọt dạng thủy bào và viêm hạch ở nách cùng bên vai được tiêm. Viêm hạch thường xuất hiện sau khi chích ngừa khoảng 3-5 tuần, chảy dịch và kéo dài khoảng một tháng rồi tự khỏi. Vài trường hợp đặc biệt mới cần điều trị kháng sinh.
- Sốc quá mẫn và phản vệ
Đây là phản ứng không mong muốn nặng nhất, có thể gây tử vong nếu cơ sở y tế không cảnh giác, xử trí kịp thời. Sốc phản vệ do vắc xin thường xảy ra nhanh, rất nguy hiểm, nhưng điều trị đúng thì qua khỏi như các loại phản vệ do dị ứng thuốc (penicillin, vitamin C,…). Cũng may, tỷ lệ sốc phản vệ rất thấp khoảng 20/1.000.000 (20 phần triệu) mà thôi.
Trên đây là một số thông tin từ chuyên gia của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chuyển đến độc giả quan tâm.
Tuy nhiên, ngày nay mạng xã hội phổ biến là môi trường thuận lợi để tạo nên những tin đồn thất thiệt, những trào lưu phản cảm, những xuyên tạc gây hoang mang cho dư luận, gây thiệt hại nặng nề cho cá nhân, tổ chức, an ninh cộng đồng.
Hỏi: Các phản ứng thường gặp sau tiêm phòng là gì ? Và phải chăm sóc trẻ như thế nào ?
Trả lời:
Sau tiêm phòng bé có thể gặp một số phản ứng hầu hết các phản ứng tại chỗ cũng như toàn thân là nhẹ và chỉ xuất hiện trong vòng 2-3 ngày sau tiêm vắc xin như: sưng, đỏ, đau nơi tiêm, sốt nhẹ, quấy khóc khó chịu nhiều hơn bình thường, ăn bú kém. Sau đó sẽ trở lại bình thường phụ huynh không cần quá lo lắng.
Cách chăm sóc trẻ khi tiêm phòng:
Trước khi đi tiêm cho trẻ bú sữa, tránh để tình trạng trẻ đói thiếu năng lượng. Mặc áo quần rộng rãi dễ bộc lộ vị trí tiêm. Trong khi tiêm hỗ trợ dỗ trẻ, giữ trẻ để trẻ bớt sợ hãi. Ngay sau khi tiêm nên ở lại cơ sở tiêm phòng ít nhất 30p để theo dõi bất thường tức thời xảy ra.
Các dấu hiệu bất thường cần lưu ý: Trẻ sốt cao >39 độ liên tục trong 48h sau tiêm, trẻ khóc nhiều, liên tục, co giật, khó thở, tím tái, nổi mày đay…Khi trẻ có các dấu hiệu trên cần nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế để kịp thời xử trí.
Nguồn theo ytevietnam.net.vn