Cây cỏ Ngươi: Vị thuốc đa năng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm rất hiệu quả

Cỏ Ngươi, liên quan đến cuộc sống thôn quê, không rõ về tiềm năng chữa bệnh. Đã chứng minh hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm, xương khớp, cỏ ngươi chữa mất ngủ.

Ngày 06/03/2024, 06:24:05   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 152

Hãy cùng DsCKI. Nguyễn Quốc Trung - giảng viên Cao đẳng Dược tìm hiểu thêm về công dụng và lợi ích của thảo dược này qua bài viết sau!

Hình ảnh cây cỏ ngươi

1. Đặc điểm chung dược liệu

  • Tên gọi khác:  Cây Mắc cỡ hoặc cây Trinh nữ. Xấu hổ, Hàm tu thảo,
  • Tên khoa học:  Mimosa Pudica L, -  Fabaceae. (họ Đậu)

1.1. Mô tả thực vật:

  • Cỏ Ngươi là một loại cây thân thảo nhỏ, thường mọc hoang ở các vùng đất trống và ven đường. Thân cây mọc thành bụi có thể dài đến 0.5 - 1.5 mét, thường mọc ngang hoặc nằm trên mặt đất, có nhiều gai nhọn. hình móc
  • Lá của cây là lá kép hình lông chim chẵn và tự động khép lại khi chạm vào.
  • Hoa nhỏ có màu tím nhạt, hình cầu, thường mọc từ nách lá hoặc cuống chung.
  • Quả của cây nhỏ, hình ngôi sao, được bao bọc bởi lông cứng ở mép quả.

1.2. Phân bố, thu hái, chế biến

  • Cỏ ngươi có nguồn gốc từ vùng đất Nam, Trung Mỹ, và đã được du nhập vào một số quốc gia ở Châu Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Jamaica, cũng như ở Việt Nam.
  • Trong nước ta, loài cây này phân bố rộng khắp trên mọi miền đất nước.
  • Chúng thường mọc hoang và phân bố nhiều ở các tỉnh miền Nam, và người dân thường thu hái để sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

1.3. Thu hái, chế biến:

Rễ được đào quanh năm, rửa sạch, thái mỏng rồi phơi hoặc sấy khô. Cành lá chủ yếu được thu hái vào mùa hạ và có thể dùng tươi hay phơi khô Sau đó, chúng được phơi hoặc sấy khô và bảo quản trong túi zip hoặc nilong để sử dụng.

2. Bộ phận dùng.

  • Toàn cây, là tất cả các bộ phận như rễ, thân, lá đều có thể sử dụng được.

3. Thành phần hóa học

  • Theo các báo cáo nghiên cứu khoa học, cỏ ngươi chứa một loạt các hợp chất hóa học như mimosin, flavonoid, các loại alcohol, acid amin và acid hữu cơ.

4. Tác dụng – Công dụng

*Theo Y học cổ truyền:

Theo Y học cổ truyền, cây cỏ ngươi có vị ngọt và tính hàn.

Các bộ phận của loại cây dược liệu này chứa nhiều nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe con người.

Có nhiều tác dụng như: Giảm đau, an thần, trấn tĩnh, giảm ho và tiêu đờm.

Được dùng điều trị đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống lưng, đốt sống cổ. giảm cơn co giật ở bệnh nhân mắc động kinh, giảm đau, và điều trị cao huyết áp, suy nhược thần kinh, mất ngủ.

Do đó, với những người thường xuyên gặp tình trạng mất ngủ hoặc mắc chứng suy nhược thần kinh thường được khuyên dùng cây cỏ ngươi để hỗ trợ.

Thông thường, rễ, lá hoặc thân cây được rửa sạch, phơi khô trước khi sử dụng.

Tuy nhiên, cây cỏ ngươi cũng có thể được sử dụng khi còn tươi để tận dụng các lợi ích của nó.

*Theo Y học hiện đại,

Cây cỏ ngươi chứa các hoạt chất như Alkaloid, Flavonoid, acid amin, acid hữu cơ... Nhờ vào những hoạt chất này, cây thuốc có tác dụng dược lý trong điều trị nhiều loại bệnh như hạ đường huyết, trị rắn cắn, hỗ trợ chức năng tim mạch, và chống co giật động kinh.

Thường thì cây cỏ ngươi được sử dụng cùng với các loại thuốc khác trong bài thuốc để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh. Tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu, bạn có thể sử dụng cây cỏ ngươi một mình hoặc kết hợp với các loại thuốc khác như me đất, lạc tiên hoặc mạch môn để chế biến thành nước uống sử dụng hàng ngày.

Cỏ ngươi được phơi khô

5. Một số bài thuốc kinh nghiệm từ cây cỏ ngươi

5.1. Điều trị thoát vị đĩa đệm:

  • Sử dụng 20g lá, thân và rễ cây cỏ ngươi khô, kết hợp với 20g lá lốt khô, cây cỏ xước, cây tầm gửi, cây dền gai (mỗi loại 20g), và 30g cây chìa vôi.
  • Rửa sạch các vị thuốc và đun trong 1,5 lít nước trong vòng 20 phút.
  • Chia thành 3 lần và uống trong ngày.Dùng liên tục trong 1 tháng để giảm đau.
  • Kiên trì sử dụng trong 2-3 tháng để ngừng đau hoàn toàn.

Hoặc:

  • Kết hợp bài thuốc xông với 40-50g cây cỏ ngươi, 40-50g lá lốt, 20g lá long não, 15g quế chi,  hoắc hương, tía tô,  cây hy thiêm,  lá ngải cứu, và đơn tướng quân mỗi vị 30-40g
  • Đun sôi các nguyên liệu, sau đó xông bằng vải kín mỗi ngày trong 10-15 phút cho đến khi mồ hôi ra toàn thân.
  • Xông một lần mỗi ngày trong 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần trước khi tiếp tục liệu trình.

5.2. Chữa bệnh mất ngủ:

  • Sử dụng 20 lá cây cỏ ngươi (phơi khô hoặc tươi) cùng với 100ml nước, nấu trong khoảng 10 phút.
  • Mỗi lần nấu dùng 20 lá. Người bệnh nên sử dụng trước khi đi ngủ để giúp cơ thể an thần và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

5.3. Chữa trị đau nhức xương khớp:

  • Sử dụng 20g rễ cây cỏ ngươi kết hợp với 20g rễ cúc tần, 20g rễ bưởi bình, 10g rễ cam thảo dây và 10g rễ cây đinh lăng.
  • Rửa sạch các loại dược liệu bằng nước sạch, sau đó đun nấu với nước để có dược liệu sử dụng được.

5.4. Chữa bệnh zona (bệnh giời leo)

  • Dùng phần lá, giã nát và đắp lên vùng da bị giời leo, thực hiện 2 lần mỗi ngày trong 5-7 ngày.
  • Ngoài ra, lá và cành cỏ ngươi cũng được sử dụng để chữa đầy bụng khó tiêu và khí hư ra nhiều.
  • Dùng 15g dược liệu cỏ ngươi kết hợp với 13g thần khúc, bạch thược và mạch .nha mỗi loại 8g, sắc thành nước uống sau mỗi bữa ăn trong 5 ngày.

5.5. Chữa khí hư ra nhiều, có mùi hôi

  • Cỏ ngươi cũng có tác dụng tương đối giống với cây ích mẫu, có thể điều trị rối loạn kinh nguyệt và các chứng bệnh phụ nữ khác.
  • Rễ cỏ ngươi được giã nhuyễn và ép lấy nước uống 3 lần mỗi ngày trong 1 tuần.

5.6. Chữa trị bệnh động kinh

  • Để điều trị bệnh động kinh, sử dụng lá, cành, thân, rễ cỏ ngươi mỗi bộ phận 25g cùng với 15g câu đằng, đun với 600ml nước lọc và uống trong ngày bị co giật.

5.7. Để giải độc và làm mát gan hiệu quả,

  • Để giải độc và làm mát gan, dùng 50g cỏ ngươi khô đun với nước và uống nhiều lần trong ngày.

5.8. Chữa trị cao huyết áp

  • Sử dụng cây cỏ ngươi, tang ký sinh, đỗ trọng, hạt muồng ngủ, cây kiến cò, mỗi loại 8g, 15g hà thủ ô, 10g bông sứ cùi, 10g câu đằng, cùng với 6g địa long, sắc thành nước uống mỗi ngày.
  • Hoặc trộn các dược liệu trên thành viên hoàn, uống 10g mỗi ngày với nước ấm.

5.9. Một số bệnh khác:

  • Ngoài ra, cỏ ngươi còn chống lại nọc độc của rắn, ngăn ngừa chứng trầm cảm, điều trị chấn thương, viêm mủ da, sốt rét, hen suyễn, và hỗ trợ điều trị viêm phổi.

6. Đối tượng sử dụng cây cỏ Ngươi

  • Người thường xuyên gặp phải vấn đề mất ngủ, khó ngủ hoặc giấc ngủ không sâu.
  • Những người mắc chứng động kinh.
  • Người cao tuổi đau nhức xương khớp và bị thoái hóa đốt sống.
  • Những người thường xuyên tiêu thụ rượu bia, gây nóng gan.
  • Người bị viêm ruột, viêm dạ dày, hoặc viêm khí quản mạn tính.

7. Những lưu ý trước khi dùng:

  • Không nên sử dụng cây cỏ Ngươi cho phụ nữ có thai, người có cơ địa hàn lạnh, và những người đang trải qua tình trạng suy nhược cơ thể.
  • Trước khi sử dụng, cần nắm vững thông tin hoặc tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc những người có kiến thức chuyên môn.

Hiện nay, cây cỏ Ngươi được xem là một trong những vị thuốc đa công dụng phổ biến và được nhiều người quan tâm trong việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm và nhiều bệnh khác, mang lại nhiều lợi ích trong lĩnh vực y học. Tuy nhiên, việc sử dụng loại dược liệu này không phải lúc nào cũng phù hợp cho mọi người. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y trước khi sử dụng. Nhiều người quan tâm đến việc mua cây cỏ ngươi ở đâu để đảm bảo sản phẩm an toàn và hiệu quả. Để đáp ứng nhu cầu này, người dùng nên tìm mua tại những địa chỉ uy tín, cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng và đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung