Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là dấu hiệu phát triển nhanh chóng trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não. Để giảm thiểu di chứng và cứu sống bệnh nhân, việc phát hiện chẩn đoán, đánh giá và đưa ra hướng xử trí là giải pháp cần thiết.
- Khám phá tinh hoa và diệu kỳ của nghệ thuật châm cứu
- Điều trị bệnh đau lưng bằng phương pháp châm cứu có hiệu quả?
- “Bóc trần” sự thật về nghệ thuật châm cứu
Châm cứu bấm huyệt có tác dụng trong sơ cứu đột quỵ?
Đột quỵ bao gồm xuất huyết não và nhồi máu não
Chuyên gia tư vấn sức khỏe giới tính cho biết, nhồi máu não là sự giảm đột ngột lưu lượng tuần hoàn não do tắc một phần hoặc toàn bộ một động mạch não. Vùng thiếu máu não cục bộ gồm vùng ngoại vi có lưu lượng máu dưới 20 - 30ml/100g não/phút và vùng trung tâm với lưu lượng máu dưới 10ml/100g não/phút sẽ hoại tử trong vài giờ và không hồi phục. Trong khi đó, vùng ngoại vi, các tế bào não không hoạt động điện nhưng chưa chết mà vẫn duy trì hoạt động sống của tế bào. Tuy nhiên, khả năng hồi phục của các tế bào não vùng này chỉ xảy ra trong vài giờ rồi có thể chuyển sang hoại tử nên thời gian cứu vùng này vô cùng quan trọng, càng nhanh càng tốt.
Tuy nhiên, giảng viên liên thông Trung cấp lên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, thời gian vàng trong phục hồi vùng tranh tối tranh sáng chỉ diễn ra trong vài giờ sau khi xảy ra đột quỵ, trong khi không phải lúc nào người bệnh cũng may mắn được cấp cứu nhanh chóng khi xảy ra sự cố nên các phương pháp xử trí kịp thời bằng y học cổ truyền là một trong những biện pháp giảm khả năng tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề ở mức thấp nhất.
Châm cứu bấm huyệt là giải pháp tối ưu khi chưa cấp cứu kịp
Theo nhiều nguồn tin, Y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh do ngoại phong và nội phong, từ đó mà chia ra các thể lâm sàng khác nhau. Ứng với y học hiện đại thì trúng phong tạng phủ với tình trạng hôn mê là biểu hiện nặng của đột quỵ nên khi người bệnh đột nhiên phát bệnh mà không gần các cơ sở y tế thì châm cứu bấm huyệt của y học cổ truyền là hết sức cần thiết. Những trường hợp có hôm mê, chúng ta có thể cấp cứu bằng việc dùng kim chích nặn máu Thập tuyên hoặc 12 tỉnh huyệt của 12 đường kinh; bấm các huyệt Thừa tương, Nhân trung, Liêm tuyền; nếu tay co quắp, liệt cứng thì châm huyệt Hợp cốc xuyên Lao cung. Thêm vào đó, trong trường hợp nguyên khí bại thoát cần áp dụng phương pháp cứu ngải cách gừng hoặc tỏi tại các huyệt Khí hải, Quan nguyên, Dũng tuyền, Tam âm giao, châm hoặc bấm các huyệt Tố liêu, Thừa tương; cứu cách muối tại huyệt Thần khuyết.
Châm cứu bấm huyệt là giải pháp tối ưu khi chưa cấp cứu kịp
Đây là phương pháp y học cổ truyền không chỉ được các thầy thuốc đông y tin dùng mà các y gia trên thế giới cũng tin tưởng sử dụng để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ và được đánh giá đem lại kết quả tốt. Điều này càng chứng tỏ khả năng tuyệt vời của châm cứu bấm huyệt từ đời xưa vẫn mang những giá trị riêng biệt khắc phục tình trạng sức khỏe suy yếu của con người. Không chỉ có tác dụng giảm đau, châm cứu bấm huyệt đang từng bước trở thành một trong những phương pháp được áp dụng và tác dụng không kém cạnh gì với y học hiện đại.
Bệnh đột quỵ khó có thể nắm bắt và để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Y học cổ truyền với phương pháp chấm cứu và bấm huyệt đang mang lại những kết quả khả quan, đặc biệt khi sơ cứu nhưng để làm được điều này, thầy thuốc phải có đủ tri thức về y học hiện đại, y học cổ truyền, đánh giá nhanh chóng, chính xác tình trạng bệnh; từ đó định ra phương pháp thích hợp để không bỏ lỡ thời gian vàng trước khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế và cứu sống người bệnh.
Nguồn: ytevietnam.net.vn