Nếu như châm cứu còn là liệu pháp xa lạ ở cuối thập niên 1980 thì hiện nay châm cứu trở thành một nghệ thuật khi được đưa vào nghiên cứu giảng dạy tại nhiều trường đại học y với sự đồng thuận của các y sĩ.
- “Bóc trần” sự thật về nghệ thuật châm cứu
- Tác dụng chữa bệnh, giảm béo hiệu quả nhờ châm cứu
- Khám phá bí ẩn loại rau chứa nhiều sắt hơn thịt
Khám phá tinh hoa và diệu kỳ của nghệ thuật châm cứu
Nghệ thuật trị đau, dự phòng và phục hồi bệnh của châm cứu
Châm cứu và bấm huyệt đang trở thành phương pháp điều trị được nhiều người bệnh áp dụng hiện nay khi những nghiên cứu về tác dụng châm cứu tại nhiều quốc gia Âu Mỹ là cơ sở để người bệnh có thể tin tưởng vào liệu pháp này. Đặc biệt không chỉ áp dụng ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc,...châm cứu bấm huyệt đang được y giới phương Tây rộng tay chào đón.
Quan điểm y thuật của Đông y, bên cạnh mạng lưới mạch máu và thần kinh, còn một hệ thống khác rất hoàn chỉnh về cấu trúc, đó là hệ thống kinh mạch lưu hành khí lực. Trong chuyên môn của châm cứu, khi khí lực vận hành thông suốt thì con người khỏe mạnh và ngược lại khi luồng sinh khí bị đình trệ hay tắc nghẽn thì bạn nên cẩn thận có thể bạn sẽ mắc đủ các loại bệnh mà bản thân không biết. Để giải quyết vấn đề này, thầy thuốc Y học Cổ truyền sẽ áp dụng phương pháp châm cứu hoặc dùng tơ lá ngải cứu để “cứu” để thúc đẩy hay tái phân phối dòng khí lực. Không chỉ có tác dụng trong việc giảm đau, châm cứu còn thông qua cơ chế điều tái lập quân bình trên trục thần kinh - nội tiết - biến dưỡng mà còn nhằm mục tiêu dự phòng và phục hồi. Đặc biệt châm cứu còn là một trong những liệu pháp tuyệt vời để giảm stress theo kết quả nghiên cứu ở ĐH Thượng Hải.
Bí quyết lựa chọn mặt gửi tiền chữa bệnh
Đối với người bệnh, việc làm sao có thể chữa khỏi bệnh là mong muốn hàng đầu nên việc điểm mặt gửi vàng là một trong những điều người bệnh hay áp dụng hiện nay. Không khó để bạn vạch ra những tiêu chí để phản ánh trung thực “hàng chất lượng cao”.
Công việc chính của các nhà châm cứu là tập trung vào mục tiêu phát hiện và xử lý tình trạng ùn tắc năng lượng. Theo Y học Cổ truyền, châm cứu là một nghệ thuật và nghệ thuật châm cứu có đạt đến cảnh giới hay không phụ thuộc rất nhiều vào người thầy thuốc. Thầy thuốc muốn dùng kim chữa bệnh bắt buộc phải điều nghiên mỗi địa hình trước khi triển khai liệu pháp, từ kỹ thuật châm kim cho đến công thức huyệt và việc áp dụng như thế nào phụ thuộc vào từng đối tượng bởi không ai giống ai.
Châm cứu không đau là một nghệ thuật
Không giống như các phương pháp khác, người châm cứu một khi đã chẩn đoán đúng chỉ cần ít cây… kim nhưng nếu là thấy thuốc không có chuyên môn hoặc thiếu kinh nghiệm thì bạn có thể biến thành con nhím khi trên người bị ghim khá nhiều kim. Trong trường hợp châm kim ít nhưng không hiệu quả thì người bệnh cũng không bị khổ sở do bị đau bởi...thầy thuốc.
Những thầy thuốc châm cứu uy tín trong nghề cho biết, thời gian để điều chỉnh dòng khí lực không đến độ quá lâu như quan điểm ngâm kim của một số nhà điều trị và của không ít bệnh nhân suy nghĩ theo kiểu chữa càng lâu càng đáng tiền! Việc liệu trình châm cứu nếu kéo dài năm này qua tháng khác thường chỉ phản ánh tình trạng lúng túng của thầy thuốc! Đồng thời để tăng kích ứng cho dẫn truyền thần kinh thầy thuốc có thể dùng điện châm, tia laser, xung điện, sóng siêu âm… nhưng điều đó không có nghĩa là bệnh nào cũng dùng
Huyệt vị trong hệ thống kinh mạch là nơi hầu như không có dây thần kinh nên nếu thầy thuốc châm đúng huyệt, đúng độ sâu, đúng vận tốc qua da thì không đa, đau ít hơn. Tin tức y tế cho rằng khi châm đúng huyệt, người bệnh có cảm giác căng tức nhưng dễ chịu tại điểm châm. Do đó nhiều thầy thuốc do ít kinh nghiệm nên vẫn lầm tưởng châm là phải đau. Trong khi đó, người bệnh cũng thiếu hiểu biết khi cho rằng nếu không đau sẽ không hiểu quả nhưng nếu châm cứu khiến người bệnh khổ sở trong đau đớn thì đâu còn là nghệ thuật châm cứu?
Châm cứu phải tuyệt đối tôn trọng nguyên tắc vô trùng theo tiêu chí của Tây y nên hiện nay nhiều thầy thuốc thời nay dùng kim đã tiệt trùng và dùng xong thì bỏ nhằm tránh bệnh lây lan. Có người nói rằng, đánh giá, phân biệt người thợ may giỏi hay dở phụ thuộc vào đường kim mũi chỉ thì người thầy thuốc châm cứu cũng vậy. Kết quả của châm cứu hoàn toàn tùy thuộc kinh nghiệm của người cầm kim.
Có thể nói, nghề nào cũng mang những giá trị nghệ thuật riêng biệt mà không phải ai cũng hiểu hết giá trị của chúng. Nếu là người có tâm với nghề, ý thức được công việc của mình, đặc biệt là công viên liên quan đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh thì người thầy thuốc càng phải thận trọng để nâng giá trị nghề nghiệp cũng như giá trị bản thân, biến chúng trở thành nghệ thuật vĩnh cửu!
Nguồn: ytevietnam.net.vn