Bác sĩ Trần Anh Tú, giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, tỉ lệ tử vong và di chứng cao (khoảng 25-35%).
- Cảnh báo: Bệnh tay chân miệng có thể khiến trẻ bị viêm não
- 5 căn bệnh nguy hiểm lây nhiễm từ thú cưng cần cảnh giác
- Bác sĩ Pasteur lưu ý quy tắc sử dụng điều hòa an toàn cho trẻ nhỏ
Cách nhận biết triệu chứng viêm não Nhật Bản
Theo bác sĩ tư vấn, tỉ lệ tử vong do viêm não Nhật Bản thường xảy ra trong 7 ngày đầu khi bệnh nhân có hôn mê sâu, co giật và những triệu chứng tổn thương hành não. Những người mắc bệnh viêm não Nhật Bản nếu qua khỏi có thể để lại những di chứng nặng nề mà hay gặp là rối loạn tâm thần, rối loạn vận động. Chính vì thế việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.
Triệu chứng của bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Theo Tin tức Y tế, các triệu chứng của viêm não Nhật Bản rất đa dạng.
Các thể lâm sàng:
Thể tối cấp: diễn ra nhanh chóng, giai đoạn sốt chỉ 1-2 ngày.
Cấp tính: thể hành tủy- tủy sống: biểu hiện rối loạn phát âm, khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, liệt màn hầu, liệt chi. Thể viêm màng não đơn thuần: dấu hiệu màng não (cổ gượng, dấu Kernig (+)), đôi khi có rối loạn ý thức, kèm thay đổi dịch não tủy.
Thể thô sơ: sốt, nhức đầu, nôn, tiêu lỏng, cứng gáy. Di chứng xuất hiện muộn.
Biểu hiện thể điển hình
Giai đoạn ủ bệnh khoảng 1 tuần (5 -15 ngày).
Giai đoạn khởi phát: (từ 1 - 4 ngày). Người bệnh có biểu hiện sốt cao đột ngột 39-40 độ C, thường sốt liên tục. Đau đầu, đối với trẻ còn bú biểu hiện các cơn khóc thét. Buồn nôn, nôn.
Giai đoạn toàn phát: (từ 1 - 2 tuần) sau giai đoạn khởi phát, nhanh chóng xuất hiện các triệu chứng thần kinh. Rối loạn tri giác: ngủ gà, li bì khó đánh thức, đờ đẫn, hôn mê. Bệnh nhân thường có co giật, co giật toàn thân. Người bệnh có thể có dấu hiệu thần kinh khác: cổ gượng, liệt chi, dấu thần kinh khu trú, tăng trương lực cơ.Có thể có suy hô hấp: khó thở, tím, sốc...
Triệu chứng của viêm não Nhật Bản
Những biến chứng của bệnh viêm màng não Nhật Bản ở trẻ em
Viêm màng não ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề có thể dẫn đến tử vong. Các biến chứng thường gặp phải như: viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, suy kiệt, loét, suy hô hấp…..
Trẻ có thể gặp phải các di chứng như: rối loạn tâm thần, liệt, rối loạn ngôn ngữ, co giật, động kinh, nằm liệt giường....
Phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản như thế nào?
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị viêm não Nhật Bản, chính vì thế việc phòng ngừa bệnh là rất quan trọng. Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Pasteur Hà Nội cho biết, Bệnh lây truyền qua trung gian muỗi Clulex Triaeniorhynchus đốt các động vật mang mầm bệnh sau đó đốt sang người lây truyền mầm bệnh sang người, chính vì thế việc phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản quan trọng nhất đó là cần phải diệt trung gian truyền bệnh.
Phòng ngừa muỗi đốt: ngủ mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn để hạn chế muỗi đốt. Diệt muỗi, vệ sinh môi trường sống. Nếu có nuôi lợn, trang trại cần đặt xa nhà, có biện pháp phòng ngừa muỗi đốt lợn vì lợn là nguồn súc vật mang mầm bệnh.
Tiêm phòng: Trẻ em sẽ được tiêm ngừa viêm não Nhật Bản theo lịch tại các trạm y tế, trung tâm y tế dự phòng cũng như tại các bệnh viện có triển khai dịch vụ tiêm ngừa.
Tiêm ngừa là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất và an toàn cho trẻ. Theo các chuyên gia y tế, hiện nay đã có vaccin ngừa viêm não Nhật Bản chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. Trẻ chỉ cần tiêm 1 mũi cơ bản và sau đó sẽ được tiêm nhắc mũi thứ 2 sau mũi tiêm thứ nhất (mũi cơ bản) từ 12 đến 24 tháng.
Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam tổng hợp.