- TOP 10 Thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả nhất
- Điểm mặt những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường
- 4 dấu hiệu chính nhận biết bệnh tiểu đường
Cơ thể không tự tổng hợp được kẽm mà cần được cung cấp qua thực phẩm
Các loại thịt
Cung cấp nhiều kẽm khi ăn các loại thịt như: bò, cừu và lợn. Trên thực tế, một khẩu phần với 100 gam thịt bò xay sống chứa 4,8 mg kẽm, chiếm 44% nhu cầu cần thiết hàng ngày đối với loại khoáng chất này.
Dược sĩ Cao đẳng Dược có lưu ý: Với việc ăn một lượng lớn thịt đỏ, đặc biệt đã qua chế biến có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh về tim và một số bệnh ung thư. Vì vậy để sử mang đảm bảo tốt cho sức khỏe nên giữ ở mức tối thiểu lượng thịt chế biến và tiêu thụ loại thịt chưa qua chế biến cùng với một chế độ ăn với nhiều loại trái cây, rau xanh giàu chất xơ.
Động vật có vỏ
Động vật có vỏ là một nguồn cung cấp kẽm ít calo và lành mạnh. Hàu có chứa một lượng kẽm đặc biệt cao, với 6 con hàu thì trung bình cung cấp 32mg, tương đương với 291% nhu cầu của cần thiết hàng ngày.
Các loại động vật có vỏ khác tuy có chứa ít kẽm hơn hàu những vẫn là một nguồn cung cấp kẽm tốt như: tôm, cua và trai,…
Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, hãy đảm bảo động về việc khi ăn động vật có vỏ phải được nấu chín hoàn toàn để giảm thiểu các nguy cơ ngộ độc thực phẩm không mong muốn xảy ra.
Các loại thịt đỏ chứa nhiều kẽm
Các loại đậu
Một nguồn chứa kẽm cũng đáng kể được kể đến đó là các loại đậu. Theo thực thế, với 100 gam đậu lăng được nấu chín chứa khoảng 12% nhu cầu cần thiết hàng ngày.
Tuy nhiên, trong đậu cũng có chứa phytates. Những chất kháng dinh dưỡng này ức chế sự hấp thụ kẽm và các khoáng chất khác, có nghĩa là kẽm từ các loại đậu không được hấp thụ tốt như kẽm từ các sản phẩm từ động vật.
Mặc dù là như vậy nhưng các loại đậu có thể là nguồn cung cấp kẽm quan trọng cho đối tượng ăn theo chế độ thuần chay hoặc ăn chay. Chúng cũng là một nguồn protein và chất xơ tuyệt vời, có thể dễ dàng thêm chúng vào súp, các món hầm và các món salad.
Các loại quả hạch
Ăn các loại hạt như: hạt thông, đậu phộng, điều và hạnh nhân có thể tăng cường lượng kẽm.
Ngoài ra, trong các loại quả hạch cũng có chứa các chất dinh dưỡng lành mạnh khác, bao gồm chất béo và chất xơ, cũng như một số vitamin và các khoáng chất khác.
Thực tế thì trên 1 khẩu phẩn ăn với khoảng 30 gam hạt điều có chứa 15% như cầu kẽm cần thiết hàng hàng.
Bên cạnh đó, Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ: khi dùng các loại hạt cũng giúp làm các yếu tố nguy cơ về mắc một số bệnh như: bệnh tim, ung thư và tiểu đường.
Các loại đậu đều chứa một lượng kẽm đáng kể cho đối tượng thuần chay hoặc ăn chay
Sữa
Sữa và thực phầm từ sữa như pho mát là hai nguồn chứa một lượng kẽm sinh học cao, có nghĩa là nguồn kẽm trong thực phẩm này cơ thể bạn có thể được hấp thụ được ở mức tối đa.
Ví dụ, 100 gam phô mai cheddar chứa khoảng 28% nhu cầu kẽm cần thiết tiêu thụ hàng ngày, trong khi một cốc sữa nguyên chất béo chỉ chứa khoảng 9%.
Những thực phẩm này cũng đi kèm với một số chất dinh dưỡng khác được coi là quan trọng đối với sức khỏe của xương, bao gồm protein, canxi và vitamin D.
Trứng
Trứng chứa một lượng kẽm vừa phải và có thể giúp bạn đạt được mục tiêu cần thiết hàng ngày.
Ví dụ, khẩu phần ăn với 1 quả trứng cỡ lớn chứa khoảng 5% nhu cầu kẽm cần thiết hàng ngày. Một quả trứng cung cấp 77 calo, 6 gam protein, 5 gam chất béo lành mạnh và nhiều vitamin và khoáng chất khác, bao gồm cả vitamin B và selen.
Nguồn: Y tế Việt Nam tổng hợp