Tỷ lệ mắc ở nam giới nhiều gấp 2 lần nữ giới và đứng thứ 2 trong các nguyên nhân gây tử vong ở cả 2 giới. Tại Việt Nam, ung thư dạ dày đứng thứ 4 sau ung thư phổi, gan, vú.
Đau dạ dày là biểu hiện bất thường về hệ tiêu hóa
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày
Nhiễm Helicobacter Pylori (HP)
Bệnh phát sinh do loại vi khuẩn này sống ở lớp niêm mạc dạ dày và sản sinh urease. Chất này phá hủy thành niêm mạc dạ dày, gây tổn thương và viêm nhiễn mãn tính. Hiện nay, có khoảng 50% dân số thế giới bị nhiễm HP, trong số đó chỉ có một số người nhiễm HP sẽ tiến triển thành bệnh loét dạ dày- dạ dày, từ đó phát triển thành ung thư dạ dày.
Polyp tuyến dạ dày
Polyp dạ dày là khối tế bào hình thành trên lớp lót bên trong dạ dày. Polyp dạ dày thường được phát hiện ngẫu nhiên, nhiều khi do được bác sĩ kiểm tra vì một lý do khác. Polyp dạ dày thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng.
Theo tin tức y tế, đa số trường hợp bị polyp dạ dày thường không trở thành ung thư. Nhưng một số loại polyp có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày trong tương lai. Vì lý do này, một số dạng polyp dạ dày được loại bỏ và có thể không cần điều trị.
Tiền sử cắt dạ dày do loét
Theo nhiều tác giả: tỷ lệ ung thư mỏm dạ dày là 0,55-17% (orlando. R, WelCh I: 1981; Popov. P.Khomiakov IV.M: 1980…). N SChmid (1977) thấy sau 30 năm cắt dạ dày thì cứ 5 bệnh nhân có một người bị ung thư mỏm dạ dày. A.A.Klimenkov (1983) thấy tần số ung thư mỏm dạ dày sau mổ 25 năm cao hơn người bình thường 3-4 lần.
Chế độ ăn nhiều muối, thực phẩm hun khói, nhiều mỡ động vật
Tiền sử gia đình có người bị ung thư dạ dày
Thiếu máu do thiếu vitamin B12
Nếu bị thiếu hụt vitamin B12 do thiếu máu ác tính (bệnh hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong dạ dày) thì sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày.
Vitamin B12
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu hụt axit folic có thể tăng nguy cơ ung thư, như ung thư đại tràng.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày
Ở giai đoạn sớm các biểu hiện thường khó phát hiện, người bệnh thường không chú ý và hay bỏ qua. Một số dấu hiệu có thể thấy như chán ăn, đầy hơi, khó tiêu, đau thượng vị, buồn nôn, mệt mỏi.
Ở giai đoạn muộn, xuất hiện các biểu hiện như:
- Xuất huyết tiêu hóa: Nôn máu, ỉa phân đen
- Đau thượng vị kiểu loét điển hình.
- Đầy hơi: buồn nôn, chướng bụng.
- Nuốt nghẹn, đau sau xương ức nếu ung thư tâm vị dạ dày.
- Nôn do hẹp môn vị.
Ngoài ra bệnh nhân có kèm theo các biểu hiện toàn thân như gầy sút cân, suy kiệt, thiếu máu…
Hình ảnh ung thư dạ dày
Điều trị ung thư dạ dày
Ngày nay có một số phương pháp đã được ứng dụng để điều trị, hỗ trợ bệnh ung thư dạ dày:
Phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày
Đây căn bản bao gồm điều trị triệt căn và điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân mà áp dụng các phương pháp cắt dạ dày khác nhau: cắt dạ dày bán phần, cắt dạ dày toàn bộ với nạo vét hạch, cắt đuôi tụy, cắt đoạn đại tràng ngang…
Việc cắt dạ dày được chỉ định tùy theo vị trí của khối u. U ở môn hang vị sẽ tiến hành cắt bán phần thấp, nếu u ở vị trí trung bình hoặc u thâm nhiễm toàn bộ dạ dày sẽ chỉ định cắt toàn bộ dạ dày.
Xạ trị
Chỉ định xạ trị rất hạn chế. Có thể tia xạ vào khối u hoặc vào hạch trong phẫu thuật. Ngoài ra tia xạ còn dùng để điều trị các ổ di căn như di căn xương.
Hóa trị
Hóa trị có thể được áp dụng như là biện pháp chính khi ung thư đã có di căn xa.
Nguồn: http://ytevietnam.net.vn