Ô nhiễm không khí ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?

Thời gian gần đây, ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn đang được dư luận hết sức quan tâm. Vậy con người có thể mắc những bệnh gì khi không khí bị ô nhiễm?

Ngày 18/12/2019, 08:27:45   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 994


Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người

 

Ô nhiễm không khí gây bệnh gì cho con người?

Viêm phế quản: Đây là tình trạng viêm hoặc sưng của ống phế quản, đường dẫn khí giữa miệng, mũi và phổi. Tiếp xúc bụi mịn và khói từ môi trường ô nhiễm là một trong một số nguyên nhân gây viêm phế quản. Theo nhiều nghiên cứu, nitơ dioxide ngoài trời là yếu tố nguy cơ chính gây viêm phế quản mạn tính ở nữ giới.

Ô nhiễm không khí có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Theo tin tức Y tế, nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tiếp xúc lâu với các chất gây ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí cũng là tác nhân làm trầm trọng bệnh COPD. Khi tiếp xúc các hạt ô nhiễm, bệnh nhân mắc COPD dễ bị phát bệnh, cấp cứu, thậm chí có nhiều trường hợp tử vong trong hoàn cảnh khắc nghiệt. Ở các nước kém phát triển, COPD chủ yếu xảy ra do sử dụng than để nấu ăn, sưởi ấm...

Hen suyễn: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hen suyễn là căn bệnh mạn tính do viêm và hẹp đường thở, có thể gây ra cảm giác tức ngực, khó thở, thở khò khè và ho. Các nhà nghiên cứu phát hiện ô nhiễm không khí có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn và cũng là nguyên nhân khiến số người mắc bệnh này ngày càng tăng. Khí ozone, chất gây ô nhiễm ngoài trời phổ biến, có thể là tác nhân gây hen suyễn và kích thích phổi hoặc đường thở.

Ô nhiễm không khí có thể gây vô sinh: Theo các chuyên gia y tế tại các trường Cao đẳng Y Dược cho thấy phụ nữ tiếp xúc mức độ ô nhiễm không khí cao có thể khó thụ thai tự nhiên. Một nghiên cứu khác của Đài Loan (Trung Quốc) theo dõi 6.500 nam giới phát hiện ô nhiễm có thể làm kém chất lượng tinh trùng, dẫn đến vô sinh.

U xơ nang: Đây là bệnh di truyền kéo dài suốt đời có thể gây nhiễm trùng phổi dai dẳng và làm giảm khả năng thở theo thời gian. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington (Mỹ) phát hiện mối quan hệ đáng kể giữa lượng hạt mịn trong không khí với số lượng ca nhiễm trùng phổi liên quan u xơ nang. Mức độ ô nhiễm không khí cao có thể gây ra và làm trầm trọng thêm sự phát triển của căn bệnh này.

Các vấn đề về tim mạch: Các hạt nhỏ được tìm thấy trong không khí ô nhiễm có thể kích thích phổi và các mạch máu quanh tim. Theo thời gian, chúng có thể làm hỏng các mô của tim, cứng động mạch, tăng nguy cơ đau tim, huyết áp cao và đột quỵ. Nguy cơ càng tăng cao và rõ rệt ở người già, người mắc bệnh tiểu đường, béo phì, cao huyết áp.

Viêm não: Ô nhiễm không khí có thể gây viêm trong não và hệ thần kinh. Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Los Angeles (Mỹ) chứng minh mối tương quan mạnh mẽ giữa ô nhiễm không khí và hành vi phạm pháp của thanh thiếu niên. Điều này cho thấy các hành vi chống đối xã hội được kích hoạt do viêm trong não.

Ung thư: Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cho biết ô nhiễm không khí ngoài trời có thể là nguyên nhân gây ung thư. Các hạt nhỏ nhất trong không khí là PM10 và PM2.5 có liên quan ung thư phổi do ô nhiễm. Nguyên nhân có thể là các hạt này gây thiệt hại gốc tự do, làm hỏng ADN trong tế bào, dẫn đến ung thư. Tiếp xúc lâu dài với amiăng trong không khí có thể gây ung thư biểu mô phát triển trong niêm mạc phổi, dạ dày hoặc tim.


Ung thư do ô nhiễm không khí

Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khỏi ô nhiễm không khí?

Các chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur HCM khuyến cáo người dân nên thực hiện một số vệ sinh cá nhân như mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường; tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Người hút thuốc lá nên bỏ hẳn hoặc hạn chế thói quen này. Người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc.

Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường, khu vực ô nhiễm. Bên cạnh đó, người dân cần phải thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống.

Giảm ô nhiễm môi trường cần hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, từ hoặc bếp ga. Người dân nên trồng cây xanh trong và quanh nhà, giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.

Người có bệnh hô hấp, tâm phế mạn tính, tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần lưu ý:

  • Thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn.
  • Hạn chế ra ngoài, đặc biệt vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.
  • Cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng, người bệnh nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
  • Thời điểm này, nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời.
  • Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng.

Nguồn: Y tế Việt Nam tổng hợp