Bệnh Whitmore có biểu hiện như thế nào?

Bệnh melioidosis hay còn được gọi là bệnh Whitmore, đây là bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm cho người hoặc động vật. Người mắc bệnh Whitmore thường có các biểu hiện dễ bị bỏ qua vì chủ quan.

Ngày 20/11/2019, 09:03:51   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 846

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người
Bệnh vi khuẩn ăn thịt người có nguy hiểm không?

Nguyên nhân nào gây ra bệnh Whitmore?

Các chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cs HCM cho biết: Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sống ở trong bùn, đất lây nhiễm sang cơ thể người khi tiếp xúc trực tiếp lên các vết trầy xước trên bề mặt da với bùn, đất bị nhiễm khuẩn. Sau khi xâm nhập vào bên trong cơ thể, loại vi khuẩn này có thể tấn công bất cứ bộ phận nào (không trừ một cơ quan nào). Nhưng dạng phổ biến nhất vẫn là tấn công phổi. Ngoài ra, loại vi khuẩn này có thể tấn công và gây áp xe các cơ quan nội tạng như tình trạng viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm tuyến sinh dục tiết niệu, sưng hạch cổ, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm tuyến nước bọt mang tai, viêm tuyến lệ, viêm xương khớp, áp xe cơ, áp xe ngoài da và các vấn đề bất thường ở tim, thận, gan.

Các chuyên gia y tế chia sẻ, một số nghiên cứu cho thấy có thể nhiễm bệnh khi ăn thức ăn có vi khuẩn. Chưa có bằng chứng về bệnh chuyên khoa truyền nhiễm, có thể lây bệnh giữa người với người hoặc lây từ động vật sang người qua đường không khí. Vì thế, các ca bệnh Whitmore thường lác đác, lẻ tẻ chứ không bùng phát thành dịch hoặc đại dịch.

Thời gian ủ bệnh từ một đến 21 ngày, trung bình 9 ngày. Các triệu chứng thường xuất hiện hai đến bốn tuần sau khi tiếp xúc vi khuẩn.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh Whitmore là gì?

Các triệu chứng của melioidosis khác nhau tùy thuộc vào loại nhiễm trùng. Thông thường phải mất hai đến bốn tuần để các triệu chứng xuất hiện sau khi tiếp xúc với vi khuẩn. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể mất vài giờ hoặc nhiều năm để xuất hiện và một số người mắc bệnh mà không có triệu chứng. Khi vào tới cơ thể, loại vi khuẩn này sẽ tấn công nhiều cơ quan, dẫn đến suy đa tạng rồi sốc và tử vong.

Nhiễm trùng phổi: Các dấu hiệu và triệu chứng của melioidosis phổ biến nhất, xuất phát từ bệnh phổi nơi nhiễm trùng có thể hình thành một khoang mủ (áp xe). Tác động của nhiễm trùng phổi có thể từ viêm phế quản nhẹ đến viêm phổi nặng. Do đó, bệnh nhân cũng có thể bị sốt, nhức đầu, chán ăn, ho, khó thở, đau ngực và đau nhức cơ nói chung.

Nhiễm trùng cục bộ: Khi nhiễm trùng trên da (viêm mô tế bào) sẽ có các dấu hiệu như đau hoặc sưng, loét và áp xe, kèm theo sốt và đau cơ.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh Whitmore là gì?
Dấu hiệu cảnh báo bệnh Whitmore là gì?

Nhiễm trùng máu: Nếu melioidosis xâm nhập vào máu, các triệu chứng có thể bao gồm sốt, nhức đầu, suy hô hấp, khó chịu ở bụng, đau khớp và mất phương hướng.

Nhiễm trùng lan tỏa: "Bệnh melioidosis có thể lây lan từ da qua máu để trở thành một dạng melioidosis mạn tính ảnh hưởng đến tim, não, gan, thận, khớp và mắt."- Tin tức y tế tổng hợp

 

Bệnh Whitmore điều trị như thế nào?

Khi chẩn đoán nhiễm melioidosis, bệnh có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc thích hợp.

Tùy thuộc vào loại melioidosis bị nhiễm trùng và cách thức điều trị sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị lâu dài của người bệnh. Việc điều trị thường bắt đầu bằng tiêm thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch trong 10 - 14 ngày, sau đó là 3-6 tháng điều trị thuốc kháng sinh đường uống.

Điều trị tiêm tĩnh mạch bao gồm:

•        Ceftazidime dùng mỗi 6-8 giờ. Hoặc: Meropenem dùng mỗi 8 giờ

Điều trị kháng sinh đường uống bao gồm:

•        Trimethoprim-sulfamethoxazole uống mỗi 12 giờ hoặc Amoxicillin / axit clavulanic (co-amoxiclav) được thực hiện mỗi 8 giờ

Nếu bệnh nhân bị dị ứng penicillin thì nên thông báo cho bác sĩ và các nhân viên Y tế khác được biết để thực hiện thuốc điều trị thay thế.

 

Nguồn: http://ytevietnam.net.vn tổng hợp