Bệnh sởi do virus ARN thuộc chi Morbilivirus gây ra chúng nằm ở họng và mũi của người bệnh nên dễ lây nhiễm bệnh có các giai đoạn tiến triển khác nhau.
- Bệnh parkinson có di truyền không thưa bác sỹ ?
- Hà Nội: Bác sĩ tát bé trai 22 tháng tuổi tại phòng khám tư
- Sốc: Bộ Y tế công bố kết quả chọn nhà thầu mua thuốc đấu thầu quốc gia
Bệnh sởi do đâu?
Theo tin tức y tế cho biết bệnh sởi được biết đến là bệnh nhiễm virus cấp tính đặc trưng do một loại virus gây ra, chúng thuộc chi Morbilivirus nằm trong họ Paramyxoviridae, virus này có thể hoạt động đến 34 giờ khi để ở nhiệt độ phòng. Bệnh sởi có các dấu hiệu đặc trưng như xuất hiện các nốt bân sần ở khắp cơ thể ban đầu mọc từ cổ, mặt,ngực, rồi đến chân tay cùng với triệu chứng bệnh sởi sốt cao từ 39-40 độ C.
Các giai đoạn của bệnh sởi khác nhau
Các dấu hiệu của bệnh sởi thường gây sốt, ho khan, mắt đỏ, chảy nước mũi, không chịu được ánh sáng, có các nốt nhỏ xíu ở trung tâm màu xanh trắng bên trong miệng nơi gò mà. Bên ngoài cơ thể sẽ có các đốm đỏ lớn, phẳng trên bề mặt da. Mỗi một giai đoạn bệnh lại có các biểu hiện khác nhau.
Các giai đoạn của bệnh sởi phát triển như thế nào?
Bệnh sởi có 4 giai đoạn phát triển: giai đoạn ủ bệnh, khởi phá, toàn phát và lui bệnh.
Giai đoạn ủ bệnh của bệnh sởi: Từ khi virus xâm nhập vào cơ thể người sẽ có khoảng thời gian ủ bệnh từ 10-12 ngày lúc này bệnh chưa có triệu chứng biểu hiện gì.
Giai đoạn khởi phát: Thường sẽ kéo dài từ 5-15 ngày với các triệu chứng của bệnh sởi như sốt nhẹ đến sốt cao, ho khan,chảy nước mũi và có các đốm Koplik xuất hiện. Các nốt này nhỏ như hạt cát, màu trắng ngà, có viền đỏ xung quanh, chúng chỉ xuất hiện và biến mất nhanh sau 24 giờ. Ngoài ra đôi mắt bị kết mạc mắt, viêm đỏ, sợ ánh sáng. Người bệnh sởi ho nhưng chỉ ho khan không có đờm, có các triệu chứng như sốt cao, co giạt, viêm phổi.
Giai đoạn bệnh sởi toàn phát: Đây là thời kì điển hình của bệnh với các triệu chứng chứng như phát ban toàn cơ thể, đầu tiên các ban sẽ xuất hiện ở vùng chân tóc phía sau tai, mặt và bắt đầu lên xuống phía dưới trong vòng 24 -48 giờ. Các nốt ban có màu đỏ, hơi sần nổi trên bề mặt da sờ vào cảm giác mịn như nhung tuy nhiên chúng không gây đau, ngứa, không có mủ. Với người bệnh sởi mắc nhẹ các nốt ban thường đứng gần nhau nhưng riêng rẽ không chồng lên nhau.
Với trường hợp nặng, các nốt ban có xu hướng hợp với nhau làm thành những ban lớn hơn rộng thành từng mảng xuất huyết có thể có dấu hiệu xuất huyết.
Bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm
Giai đoạn lui bệnh: Sau khoảng 7-10 ngày các nốt ban sẽ khỏi dần, triệu chứng sốt cao cũng giảm đi nhiều và thường không có biến chứng. Các nốt ban mất đi sẽ theo tuần tự mọc lên, vào ngày thứ 6 các nốt ban sẽ giảm hẳn và để lại các nốt thâm ở trên da. Các vùng da bị thâm sau khi sau nốt sần lặn đi tạo thành các màu da loang lổ giống như hổ vằn, đó là dấu hiệu để chẩn đoán bệnh.
Bệnh sởi tuy lành tính không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu tình trạng bệnh nặng sẽ có các biến chúng xảy ra. Vì vậy khi nhận thấy các giai đoạn của bệnh sởi ở trẻ em cha mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh và có phương phap điều trị bệnh kịp thời.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn