Biểu hiện của bệnh nhiễm trùng do tụ cầu vàng

Nhiễm trùng do tụ cầu vàng là tình trạng nhiễm trùng do Coagulase negative staphylococci ít gặp và thường là nhiễm trùng liên quan đặt các dụng cụ trong lòng mạch máu.

Ngày 21/04/2018, 08:43:42   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 4515

Vi khuẩn tụ cầu vàng ngoài tiết men coagulase còn tiết các ngoại độc tố gây bệnh Enterotoxin (ngộ độc thức ăn), Exflotoxin, Epidermolytic toxin. Phần lớn nhiễm khuẩn cộng đồng là do tụ cầu vàng kháng Penicillin còn nhạy Methicillin và Aminiglycosid ngoại trừ nhiễm tụ cầu trong bệnh viện.Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện cũng như biện pháp điều trị khi nhiễm tụ cầu vàng.

Biểu hiện của bệnh nhiễm trùng do tụ cầu vàng

Biểu hiện của bệnh nhiễm trùng do tụ cầu vàng

Bệnh nhân bị nhiễm tụ cầu vàng sẽ có những biểu hiện lâm sàng nào?

Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết một bệnh nhân bị nhiễm tụ cầu vàng sẽ có các biểu hiện lâm sàng nào?

Trả lời:

Bệnh nhân khi nhiễm tụ cầu vàng sẽ có các biểu hiện sau đây:

Viêm mô tế bào và nhọt da, áp xe: sưng đỏ nóng đau vùng da bị viêm (viêm mô tế bào) hoặc kèm theo có ổ mủ (nhọt, áp xe).

Viêm phổi, tràn mủ màng phổi: thâm nhiễm phổi hai bên dạng đốm, có bóng khí, diễn tiến nhanh (viêm phổi) hay kèm tràn mủ màng phổi.

Viêm xương, viêm khớp: Sưng nóng đỏ đau phía trên xương viêm, khớp kèm giới hạn cử động. X-quang xương: hình ảnh viêm xương thường xuất hiện trễ sau 10 - 20 ngày nhiễm trùng. Tin y tế cũng đã thông tin về điều này.

Viêm nội tâm mạc, tràn mủ màng tim: Bệnh nhân có bệnh tim trước, sốt cao kéo dài, sùi van tim (viêm nội tâm mạc). Ổ nhiễm trùng da, tràn dịch màng tim trên siêu âm.

Nhiễm trùng huyết: Bệnh cảnh lâm sàng nhiễm trùng huyết trên bệnh nhân có nhọt da, viêm xương, viêm phổi có bóng khí. Các vi khuẩn Gram (-), Chromobacterium cũng có thể có bệnh cảnh lâm sàng tương tự tụ cầu.

Ngộ độc thức ăn do tụ cầu: Thực phẩm chứa tụ cầu hoặc Enterotoxin của tụ cầu. Thời gian ủ bệnh trung bình 1-6 giờ. Triệu chứng: nôn ói, đau bụng, tiêu chảy. Ngộ độc nhẹ thường khỏi sau 12 giờ.

Hội chứng bong da (Staphylococcus ScaldedSkin Syndrome): Do độc tố Epidermolysin, Exfolicetin. Thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khởi phát nhiễm khuẩn da tại chỗ sau đó phát ban, xuất hiện các bóng nước vỡ ra để lại lớp da ửng đỏ, lớp da tróc khi kéo nhẹ.

Hội chứng sốc độc tố (Toxic Shock Syndrome): Sốt cao, nhiễm độc, tụt huyết áp. Thường do tụ cầu nhóm 1.

Hỏi: Vậy chúng ta cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng nào ?

Trả lời:

Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết:

CTM.

X-quang phổi khi có suy hô hấp.

X-quang xương.

Cấy máu khi có biểu hiện nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc.

Chọc hút ổ mủ: nhuộm gram, phân lập vi khuẩn và kháng sinh đồ.

Bệnh nhân bị nhiễm tụ cầu vàng sẽ có những biểu hiện lâm sàng nào?

Bệnh nhân bị nhiễm tụ cầu vàng sẽ có những biểu hiện lâm sàng nào?

Nguyên tắc điều trị bệnh nhân bị nhiễm tụ cầu vàng

Hỏi: Nguyên tắc điều trị khi nhiễm tụ cầu vàng là gì ? Bệnh được điều trị như thế nào?

Trả lời:

Nguyên tắc điều trị:

Xét nghiệm vi sinh trước khi cho kháng sinh.

Kháng sinh chống tụ cầu.

Dẫn lưu ổ mủ.

Điều trị biến chứng.

Biện pháp điều trị:

Theo các chuyên gia về thuốc tân dược:

Sử dụng kháng sinh: Bệnh nhân phải được xét nghiệm vi sinh soi trực tiếp ổ mủ sẽ thấy cầu trùng gram dương dạng chùm và cấy vi khuẩn.

Kháng sinh ban đầu: Viêm mô tế bào và áp xe, nhọt không có biểu hiện toàn thân thì dùng Oxacillin uống hoặc Cephalexin uống hoặc Clindamycin uống. Các trường hợp có biểu hiện toàn thân hoặc nhiễm trùng nặng (Oxacillin TM + Gentamycin ± Rifamicin uống). Bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch bị suy hô hấp nặng, sốc (Vancomycin liều 15mg/kg/lần truyền tĩnh mạch, ngày 4 lần).

Sau khi có kết quả phân lập vi khuẩn và kháng sinh đồ

Nếu lâm sàng đáp ứng tốt: Tiếp tục kháng sinh đang điều trị cho đủ 7 ngày trong trường hợp nhọt da. Các trường hợp khác tiếp tục kháng sinh trong 3-4 tuần, riêng Gentamycin chỉ cho trong 5-7 ngày đầu. Thường sau 1 tuần, khi bệnh nhân hết sốt, ăn uống được có thể đổi sang Oxacillin đường uống nếu bệnh nhân đang dùng Oxacillin chích.

Lâm sàng xấu hơn hoặc chưa cải thiện sau 48-72 giờ:

Nếu đang điều trị Oxacillin hoặc Clindamycin: Kháng sinh đồ còn nhạy Oxacillin và nếu bệnh nhân chỉ còn sốt nhưng các dấu hiệu khác không nặng hơn thì vẫn tiếp tục Oxacillin. Kháng sinh đồ kháng Oxacillin thì đổi sang Vancomycin và có thể phối hợp Rifampicin uống.

Phân lập vi khuẩn âm tính: Đánh giá lại lâm sàng, tìm ổ nhiễm trùng khác, làm lại xét nghiệm vi sinh và sau khi đã loại bỏ tác nhân là trực khuẩn gram âm thì đổi sang Vancomycin. Nếu không loại bỏ được trực khuẩn gram âm hoặc viêm xương ở trẻ dưới 3 tuổi (có thể do Hemophilus type b) thì có thể dùng phối hợp một kháng sinh khác có tác dụng trên trực khuẩn gram âm như Cefotaxim.

Nếu đang sử dụng Vancomycin: làm lại xét nghiệm vi sinh, đo nồng độ ức chế tối thiểu với Vancomycin: MIC < 2μg/ml thì tiếp tục Vancomycin. MIC >2μg/ml xem xét phối hợp thêm kháng sinh kháng tụ cầu khác (Clindamycin hoặc Rifampicin).

Điều trị biến chứng

Suy hô hấp: thở oxy, chọc giải áp tràn mủ màng phổi, màng tim.

Sốc: xem phác đồ điều trị sốc.

Vật lý trị liệu trong tràn mủ màng phổi.

Dẫn lưu màng phổi, màng tim hay phẫu thuật bóc tách màng phổi, màng tim.

Hỏi: Vậy thời gian dùng kháng sinh đối với từng trường hợp cụ thể là bao lâu ?

Trả lời:

Thời gian ít nhất trong điều trị bằng kháng sinh đối với từng trường hợp sẽ là:

Viêm mô tế bào: 7 ngày.

Viêm phổi, tràn mủ màng phổi: 3-4 tuần.

Viêm nội tâm mạc: 4-6 tuần.

Viêm xương: 3 - 6 tuần.

Hy vọng với những chia sẻ trên của Bác sĩ đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chúng ta đã có thêm những kiến thức bổ ích về vấn đề nhiễm trùng do tụ cầu vàng.

Nguồn ytevietnam.net.vn