Bệnh viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa là gì?
Bác sĩ tư vấn cho biết, bệnh viêm da cơ địa là bệnh viêm da tái phát và mãn tính, thường xảy ra ở những vùng da như mặt, cổ tay, những chỗ có nếp gấp.... Những bệnh nhân bị viêm da cơ địa cũng có nguy cơ mắc phải những bệnh lý về dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng...
Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa
Nguyên nhân gây ra bệnh chuyên khoa viêm da cơ địa hiện nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Các chuyên gia y tế cho biết, yếu tố di truyền kết hợp với yếu tố môi trường có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa hoặc có thể khiến các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn.
Các tác nhân gây dị ứng thường gặp như: phấn hoa, lông chó mèo, sữa bò, sữa dê, hải sản, thịt và trứng của các loại gia cầm...
Một số yếu tố môi trường có thể làm kích phát triệu chứng viêm da cơ địa như: thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp, tắm bằng nước nóng khiến da khô, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, dị ứng hóa chất trong xà phòng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, nước hoa, khói bụi,...; hoặc mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn da, đặc biệt là do tụ cầu vàng; hoặc bị sang chấn tâm lý.
Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa như thế nào?
Theo Tin tức Y tế, các triệu chứng lâm sàng của viêm da cơ địa rất đa dạng. Bác sĩ cho biết, tùy vào giai đoạn bệnh mà có những triệu chứng khác nhau.
Giai đoạn cấp tính: Các triệu chứng ở giai đoạn này điển hình như: trên da xuất hiện vùng ban đỏ có hình tròn, bề mặt bong trợt và có mụn nước, tiết dịch viêm, xung quanh bị phù nề. Các vị trí xuất hiện ban đỏ này gây cảm giác ngứa ngáy, rát bỏng khiến người bệnh không nhịn được mà gãi nhiều, nhất là về ban đêm.
Giai đoạn mãn tính: Ở giai đoạn nay, các đám sẩn đỏ trên da dày sừng, bị bong tróc vảy, rối loạn sắc tố. Nếu bệnh nhân gãy nhiều có thể khiến cho vùng da ngứa bị tổn thương nghiêm trọng hơn như: bị tróc da, làm da dày thêm, nứt kẽ, dịch vàng đóng vảy. Các tổn thương thường xuất hiện ở nếp gấp các chi, nhất là bàn tay.
Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa
Điều trị bệnh viêm da cơ địa như thế nào?
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo, ki bị viêm da cơ địa dị ứng, người bệnh cần tuân thủ việc dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, lưu ý không được tự ý ngưng sử dụng thuốc khi các triệu chứng thuyên giảm. Bác sĩ cho biết, phác đồ điều trị viêm da cơ địa dị ứng tham khảo như sau:
- Bôi kem dưỡng ẩm để chống khô da.
- Sử dụng thuốc bôi corticosteroid trong một thời gian ngắn, sau đó bôi duy trì tacrolimus và kem dưỡng ẩm trong thời gian dài để hạn chế bệnh viêm da cơ địa tái phát.
- Sử dụng thuốc kháng sinh dạng bôi hoặc uống để chống nhiễm tụ cầu.
- Sử dụng thuốc kháng histamin để chống ngứa.
Hàng ngày người bệnh cần chú ý không nên gãi nhiều hoặc chà xát vùng da bị tổn thương vì có thể khiến tổn thương nghiêm trọng hơn và nhiễm trùng, nên bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày để chống khô da, hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng, vệ sinh thân thể tốt và giữ môi trường sống sạch sẽ, khi có dấu hiệu bệnh xuất hiện hoặc tái phát cần đi khám ngay.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn tổng hợp.