Dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân cần đi khám ngay lập tức

Nhiễm độc thủy ngân ở liều lượng cao sẽ ngấm vào máu, tích lũy ở xương gây ảnh hưởng nguy hiểm sức khỏe của con người. Vậy cần làm gì khi nghi ngờ nhiễm độc thủy ngân?

Ngày 15/09/2019, 08:24:49   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 1407

Dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân cần đi khám ngay lập tức
Dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân cần đi khám ngay lập tức

Nguyên nhân gây nhiễm độc thủy ngân

Thủy ngân là một kim loại ở thể lỏng, không tan trong nước và có thể dễ dàng bốc hơi ở nhiệt độ phòng. Nhiễm độc thủy ngân (hay còn gọi là ngộ độc thủy ngân) là một dạng ngộ độc kim loại do phơi nhiễm với thủy ngân dưới dạng nguyên tố, dạng bay hơi hoặc dạng muối vô cơ hoặc hợp chất hữu cơ.

Thủy ngân là kim loại ở thể lỏng, không tan trong nước và có thể dễ dàng bốc hơi ở nhiệt độ phòng. Một số nguyên nhân gây nhiễm độc thủy ngân như:

  • Nhiễm độc thủy ngân theo đường tiêu hóa do ăn các thực phẩm tự nhiên có chứa thủy ngân dạng muối vô cơ hoặc hợp chất hữu cơ như ăn ngừ (cá ngừ trắng), cá kiếm, cá mập, cá thu vua và cá ngói...
  • Nhiễm độc thủy ngân theo đường không khí do hít thủy ngân bay hơi (chuyển dạng hơi tại nhiệt độ phòng), là dạng nguy hiểm nhất và rất độc hại
  • Nhiễm độc thủy ngân do tiếp xúc trực tiếp qua da (dạng thủy ngân bay hơi) hoặc tiếp xúc với thủy ngân trong môi trường xung quanh (sống gần nguồn phơi nhiễm).

Nguyên nhân gây nhiễm độc thủy ngân
Nguyên nhân gây nhiễm độc thủy ngân

Nhiễm độc, phơi nhiễm thủy ngân hiện nay rất dễ bắt gặp với nhiều nguyên do như môi trường làm việc, tệ hơn là sự cố cháy nổ tại một công ty sản xuất bóng đèn xảy ra từ lúc 18h30 đến 23h30 ngày 28/8/2019. Theo tin tức y tế cập nhật, sự cố đã phát tán ra môi trường 15,1 kg đến 27,2 kg thủy ngân (Hg). Lượng thủy ngân (Hg) phát tán kim loại này ra môi trường xung quanh. Bên cạnh đó chúng ta cũng dễ bắt gặp các sản phẩm có chứa thủy ngân như: Nhiệt kế, áp kế, áp suất kế, van phao, công tắc thủy ngân, rơ le thủy ngân, sản xuất bóng đèn huỳnh quang.

Dấu hiệu, biểu hiện nhiễm độc thủy ngân như thế nào?

Theo Bác sĩ Nguyễn Anh Tú, Khoa Cao đẳng Dược Tp.HCM, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chỉ ra một số biểu hiện nhiễm độc thủy ngân phổ biến:

Dấu hiệu ban đầu của nhiễm độc thủy ngân: xuất hiện tê và đau nhói ở môi, ngón tay và ngón chân, run rẩy tay chân, mất khả năng điều hòa vận động, thay đổi tính cách, mất trí nhớ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, giảm cân, căng thẳng tâm lý và viêm lợi….

Biểu hiện nhiễm độc thủy ngân nhẹ: Viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Những triệu chứng này thường dịu đi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, diễn tiến nặng hơn phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong.

Biểu hiện nhiễm độc thủy ngân (Hg) tại trẻ nhỏ: Thường mất ngủ, hay quên, tâm lý không ổn định, kém ăn, vẻ buồn bã

Biểu hiện khi ăn thực phẩm có thủy ngân hữu cơ gây ngộ độc: Xuất hiện suy nhược thần kinh, giảm thính giác, run cơ, rối loạn cử động và có thể tử vong.

Dấu hiệu, biểu hiện nhiễm độc thủy ngân như thế nào?
Dấu hiệu, biểu hiện nhiễm độc thủy ngân như thế nào?

Bên cạnh đó các bà mẹ bầu đang mang thai nếu bị nhiễm độc thủy ngân sẽ gây sẩy thai, khuyết tật thần kinh, chậm phát triển tâm thần, bại não… gây nên các bệnh chuyên khoa đặc biệt.

Nhiễm độc thủy ngân gây nguy hại cho cơ thể nhưng cũng có thể phòng tránh được bằng cách giảm thiểu phơi nhiễm với chúng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nếu có biểu hiện ho, khó thở, đau ngực và sốt bất thường nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế để khám và điều trị phát hiện bệnh kịp thời.

Nguồn: Tin Tức Y Tế Việt Nam - Trường Cao đẳng Y dược Pasteur