Bảng chỉ số phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ từ 0 – 10 tháng

Dưới đây bài viết sẽ cung cấp bảng với các chỉ số phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 – 10 tháng tuổi các bậc phụ huynh cùng tham khảo, theo dõi cho các con.

Ngày 08/01/2023, 01:27:39   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 424

Cân nặng của trẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố

Trẻ sơ sinh sinh đúng tháng và khỏe mạnh thì có các chỉ số phát triển của trẻ sau khi sinh mục Dinh dưỡng cho trẻ sẽ cập nhật như sau:

- Cân nặng mức trung bình: 3,3 kg;

- Chiều dài mức trung bình: 50 cm;

- Chu vi vòng đầu từ 33,8 đến 34,3cm.

Tuy nhiên bố, mẹ cần biết trẻ chào đời trong khoảng 4 ngày sau sinh, cân nặng của trẻ so sinh có thể bị giảm khoảng 10% so với trọng lượng của trẻ lúc mới sinh, sau đó cân nặng tăng từ từ trở lại từ 140 đến 200gr/ tuần, đạt cân nặng mức tiêu chuẩn từ 4,2 đến 4,5kg. Còn chiều cao của trẻ sơ sinh sau 1 tháng sẽ đạt từ 52,7 đến 53,7cm.

Bảng đo mức chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh 0-10 tháng tuổi

Chỉ số phát triển tiêu chuẩn của trẻ sơ hầu như là gần bằng nhau, nhưng sau từng tháng tuổi các chỉ số của trẻ sơ sinh sẽ có sự khác nhau rõ rệt, của em bé trai và em bé gái cũng sẽ có sự khác nhau. Nếu trẻ phát triển bình thường, mỗi tháng sẽ tăng chiều cao thêm từ 1 – 2,5cm và cân nagwj tăng khoảng từ 400 – 1.000gr.

Dưới đây là bảng chỉ số phát triển của trẻ từ 0 – 10 tháng về chiều cao và cân nặng của em bé trai và em bé gái theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra:

– TB: Đạt chuẩn trung bình

– Dưới -2SD: Suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi

– Trên +2SD: Thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao)

Giảng viên Cao đẳng Hộ sinh – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Để đánh giá tình trạng phát triển của trẻ một cách chính xác bố, mẹ nên thực hiện việc cân và đo cho trẻ tại một thời điểm nhất định theo tuần hay theo tháng. Ví dụ:  bố, mẹ thực hiện cân và đo cho trẻ vào buổi sáng ngày 1/1/2022 thì lần đo thứ 2 cũng nên thực hiện vào buổi sáng ngày 2/2/2022.

Bố, mẹ cũng nên lưu ý để có kết qua cân, đo chuẩn nhất:

- Cân nặng: Nên cân trẻ vào buổi sáng, chưa cho trẻ bú/ăn uống, đã đi vệ sinh, cởi toàn quần áo, bỉm.

- Đo chiều dài: Bỏ giày, mũ ra khỏi cơ thể trẻ trước khi đo.

Đặc biệt bố mẹ nên chú ý: nếu trẻ rơi vào các ô “thiếu cân”, “thừa cân”, chiều cao ở “giới hạn dưới” hoặc ở “giới hạn trên” quá nhiều thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân và xử trí kịp thời tránh ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ trong tương lai.

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được kiểm tra đình kỳ

Các yếu tổ gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ

Dinh dưỡng hàng ngày: Nguyên nhân thông thường khiến trẻ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng là do chế độ dinh dưỡng ăn uống không đủ chất

Có vấn đề ở hệ tiêu hóa: Trẻ gặp các bất thường ở hệ tiêu hóa, khả năng hấp thu dưỡng chất chậm

Mắc bệnh lý: Nếu trẻ có thói quen ăn uống nhiều nhưng lại có chỉ số phát triển cơ thể kém, có thể do trẻ có các vấn đề về hormone hay mắc một số các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, rối loạn di truyền hoặc bị nhiễm trùng trong thai kỳ,...

Yếu tố môi trường: Khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng làm chậm quá trình phát triển thể chất ở trẻ.

Tuy nhiên ban cố vấn Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý, đây chỉ là bảng tham khảo mỗi trẻ sơ sinh sẽ có những cột mốc phát triển khác nhau. Bố, mẹ không nên quá lo lắng khi mà trẻ của mình có chiều cao và cân nặng chênh lệch không theo khoảng tiêu chuẩn phát triển như trong bảng hoặc bố, mẹ có thể tham khảo riêng với bác sĩ để được tư vấn kỹ càng.