Điều trị bệnh viêm xoang như thế nào để hạn chế tương tác thuốc?

Bệnh nhân viêm xoang nếu không sử dụng thuốc điều trị hợp lý sẽ rất dẫ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc và tương tác thuốc trong quá trình điều trị.

Ngày 09/11/2017, 09:27:30   Tác giả :     Lượt xem: 1381

Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bệnh viêm xoang khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu do những biểu hiện điển hình của bệnh.

Điều trị bệnh viêm xoang như thế nào để hạn chế tương tác thuốc?

Điều trị bệnh viêm xoang như thế nào để hạn chế tương tác thuốc?

Bệnh viêm xoang được hiểu là một căn bệnh xảy ra do tình trạng viêm các xoang cạnh mũi, nguyên nhân chính gây viêm xoang chính là do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Viêm xoang được chia làm hai loại là cấp tính và mãn tính, viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa thì bệnh mới có thể khỏi được.

Các thuốc dùng trong điều trị viêm xoang

Để có thể điều trị chứng bệnh viêm xoang của mình, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào, mà hãy tuân theo chỉ định của Bác sĩ điều trị bệnh chuyên khoa Tai Mũi Họng. Một số loại thuốc điều trị thường được sử dụng trong điều trị bệnh viêm xoang là:

Thuốc xịt mũi: một số thuốc thường được sử dụng như Pseudophedrine, Phenylephrine, Naphazoline, Chlorzoxazone là những thuốc cho tác dụng điều trị nhanh nhất chỉ trong vòng 1-3 phút là bệnh nhân đã nhận thấy tình trạng nghẹt mũi, tắc mũi của mình giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên sử dụng quá 3 ngày vì chúng sẽ trở nên ít hiệu quả hơn và cần phải dùng một lượng lớn hơn để cho hiệu quả tương tự - Y học gọi đây là hiện tượng “nhờn thuốc”. Để hạn chế tình trạng này, bệnh nhân nên giảm tần số dùng thuốc xuống.

Một số bệnh nhân sử dụng thuốc xịt mũi quá mức trở nên lệ thuộc vào thuốc, đặc biệt để có thể thở được bình thường bệnh nhân cũng cần sử dụng những thuốc này. Quá trình điều trị cai nghiện thuốc để bệnh nhân có thể tự thở được sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức, bệnh nhân sẽ phải sử dụng thuốc uống, thuốc xịt mũi Steroid, Corticoid hệ thống hoặc kết hợp với những loại thuốc trên.

Rất nhiều bệnh nhân viêm xoang sử dụng thuốc xịt sai cách

Rất nhiều bệnh nhân viêm xoang sử dụng thuốc xịt sai cách

Thuốc thông mũi đường uống (dạng viên hoặc lỏng) trong chúng chứa những hợp chất giả ephedrine hoặc phenylephrine. Hầu hết các dạng thuốc thông mũi đều cho những kết quả tương tự nhau, thường thì thuốc thông mũi đường uống đạt được hiệu quả trong vòng 30 đến 60 phút. Cũng giống như thuốc dạng xịt, thuốc thông mũi đường uống có thể trở nên kém hiệu quả hơn trong quá trình điều trị lâu dài. Hiện tượng nhờn thuốc vẫn xảy ra đối với thuốc dạng uống nhưng tình trạng này đỡ hơn rất nhiều so với sử dụng thuốc dạng xịt.

Ngoài nhưng thuốc cơ bản trên, tùy từng tình trạng bệnh nhân, Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thêm một số thuốc kháng sinh, thuốc chống phù nề alpha-choay,…để hạn chế bớt những khó chịu mà bệnh gây ra cho bệnh nhân.

Tương tác khi sử thuốc trong điều trị viêm xoang

Để điều trị chứng bệnh viêm xoang, bệnh nhân thường được Bác sĩ chỉ định sử dụng từ hai loại thuốc trở lên, một là thuốc xịt hay thuốc uống có tác dụng giảm co và thuốc có tác dụng hạn chế phù nề alpha-choay. Tuy nhiên, một số bệnh nhân gặp tác dụng phụ như đau đầu, choáng váng khi sử dụng kết hợp với chúng, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

Theo những tin tức Y tế mới nhất, khi bệnh nhân sử dụng thuốc co mạch sẽ khiến mạch máu nuôi dưỡng niêm mạc mũi co lại đột ngột là cho mũi thông thoáng tức thì nhưng lại khiến cho niêm mạc mũi thiếu oxy tạm thời bao gồm cả vùng niêm mạc mũi trong đó có niêm mạc tầng trên của mũi – đây là phần niêm mạc mũi mỏng nhất, bên trên lớp niêm mạc này có chứa đầu mút của các sợi thần kinh khứu giác nên sự thiếu hụt oxy càng rõ ràng khiến bệnh nhân cảm thấy váng đầu, khó chịu, mất ngửi thoáng qua, thậm chí có những người bệnh quá lạm dụng loại thuốc xịt khiến mất khứu giác hoàn toàn. Đặc biệt là trong trường hợp bệnh nhân  sử dụng thuốc xịt bằng cách dựng thẳng đầu hộp thuốc xịt phun mạnh vào hốc mũi rồi hít mạnh. Khi kết hợp với chống phù nề alpha-choay, tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh nhân nên tuân thủ điều trị của Bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tương tác thuốc

Bệnh nhân nên tuân thủ điều trị của Bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tương tác thuốc

Để tránh được hiện tượng này trong quá trình sử dụng thuốc xịt mũi, bệnh nhân phải nghiêng đầu xịt của lọ thuốc về phía cánh mũi và hưỡng lỗ thông về phía mũi xoang mà không xịt thẳng lên vùng sàng. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp phải cảm giác bỏng rát, khô hoặc loét niêm mạc miệng, hắt hơi, sung huyết trở lại với hiểu hiện như đỏ, sưng và viêm mũi khi dùng thuốc thường xuyên, lâu ngày. Một số bệnh nhân khi sử dụng thuốc còn có cảm giác, đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, đánh trống ngực… Các dấu hiệu này thường nhẹ, thoáng qua, chỉ cần theo dõi (thường tự hết) và xử trí khi cần thiết.

Hoặc có thể biểu hiện trên có thể do bệnh nhân bị dị ứng với thành phần nào đó của thuốc xịt mũi. Vì trong thành phần của thuốc ngoài dược phẩm còn có các tá dược trong sản phẩm nữa. Lúc này nên ngừng thuốc xịt và trao đổi với bác sĩ điều trị để có hướng dẫn cụ thể.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn