Vậy thực chất mọi người đã hiểu truyền dịch là gì? Tác dụng của nó ra sao? Lúc nào nên truyền và lúc nào không, thậm chí những tai biến nguy hiểm có thể gặp phải nếu truyền dịch không đúng. Hãy cùng tìm hiểu về truyền dịch và các vấn đề liên quan với sự đồng hành tư vấn của bác sĩ Chu Hòa Sơn, đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur ngay dưới đây.
- Cảnh báo: Ngộ độc paracetamol có thể gây chết người?
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân béo phì là một bệnh lý rất nguy hiểm
- Nhận biết dấu hiệu và cách phòng ngừa huyết áp thấp
Bác sĩ hướng dẫn cách truyền dịch an toàn và hiệu quả nhất
Chuyên gia lý giải khái niệm truyền dịch là gì?
Hỏi: Thưa bác sĩ, truyền dịch là gì ạ?
Trả lời:
Trang tin y tế đã đưa tin về nhiều trường hợp phải nhập viện cấp cứu, thậm hcis mất mạng vì truyền dịch không đúng cách. Dưới đây là khái niệm chính xác về truyền dịch mà bạn nên biết:
Truyền dịch là một liệu pháp điều trị được áp dụng hết sức rộng rãi ở mọi cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương, trong bệnh viện, bệnh xá và thậm chí ngay… tại nhà! Việc lạm dụng truyền dịch cũng như chưa quan tâm đầy đủ đến những mặt trái của truyền dịch dẫn đến nhiều biến chứng đáng tiếc, thậm chí tử vong…
Hỏi: Thưa bác sĩ, những đối tượng nào thì cần truyền dịch ạ?
Trả lời:
Không phải người nào khi bị ốm cũng cần truyền dịch. Truyền dịch chỉ được áp dụng cho những trường hợp sau:
– Thứ nhất là cho những bệnh nhân mất nước cấp tính mà không thể bù được lượng dịch đã mất bằng con đường uống. Những trường hợp này là những bệnh nhân bị tiêu chảy cấp (tả, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn…); bệnh nhân nôn nhiều, bệnh nhân bị bỏng nặng, bệnh nhân sốt cao mất nước, bệnh nhân bị hẹp môn vị không ăn uống được… Mục tiêu của truyền dịch trong trường hợp này là bù đủ lượng dịch mà cơ thể đã bị mất để đảm bảo thể tích tuần hoàn duy trì huyết áp và lượng nước trong các mô của cơ thể.
– Trường hợp thứ hai là truyền dịch cho những bệnh nhân ăn uống kém, suy kiệt, bệnh nhân không thể ăn trong những ngày đầu sau phẫu thuật ống tiêu hóa (như cắt dạ dày, cắt đoạn ruột…), bệnh nhân nặng, bụng chướng chưa có khả năng tiêu hóa thức ăn ở những khoa hồi sức cấp cứu, bệnh nhân cần một lượng calo lớn mà chế độ ăn qua đường tiêu hóa không cung cấp đầy đủ hoặc những bệnh nhân cần một chế độ ăn đặc biệt phải cung cấp qua những loại dịch truyền tĩnh mạch để nuôi dưỡng. Mục đích của truyền dịch trong trường hợp này là để nuôi dưỡng bệnh nhân.
– Mục đích thứ ba của truyền dịch là truyền dịch có pha thuốc để điều trị như pha thuốc truyền các loại kháng sinh, hóa chất điều trị ung thư, các thuốc trợ tim, nâng huyết áp (như dopamin, dobutamin, adrenalin, noradrenalin), thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp trong một số bệnh lý cấp cứu… được chỉ định cho những bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng, viêm phúc mạc, bệnh lý ung thư, suy tim, cơn tăng huyết áp cấp cứu…
– Và cuối cùng, truyền dịch để nhằm mục tiêu điều trị như truyền albumin trong bệnh vàng da nhân não ở trẻ sơ sinh, truyền dịch để tăng thể tích nước tiểu (tăng bài niệu) trong một số bệnh lý nhiễm độc.
Những lưu ý trên cũng đã được các giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur quan tâm.
Chuyên gia lý giải khái niệm truyền dịch là gì?
Truyền dịch có thực sự hiệu quả hơn uống thuốc không?
Hỏi: Thưa bác sĩ, truyền dịch có thực sự tốt hơn uống thuốc không ạ?
Trả lời:
Có một quan niệm khá phổ biến cho rằng dùng thuốc tiêm tốt hơn thuốc uống. Do đó, khi đến phòng khám, một số bệnh nhân cứ năn nỉ thầy thuốc cho dạng thuốc tiêm. Đặc biệt có nhiều người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin vô “nước biển”, vô “đạm” hay vô “mỡ”. “Nước biển” là từ mà một số bà con ta quen dùng để gọi chung các loại dịch truyền, còn “đạm” là dịch truyền chứa chất bổ dưỡng là các acid amin, và “mỡ” là dịch truyền chứa chất béo cung cấp năng lượng.
Cần nhấn mạnh, truyền dịch, tức vô mấy thứ dịch truyền vừa kể là rất quý khi hữu sự nhưng không phải luôn là phương cách tốt nhất để chữa bệnh hoặc để bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe. Đây là kiến thức mà các chuyên gia về thuốc tân dược cảnh báo người dân.
Hỏi: Thưa bác sĩ, Cháu gái nhà tôi đợt này thấy cơ thể mệt mỏi, da xấu nhiều mụn. Mọi người khuyên tôi nên truyền nước hoa quả cho con để khoẻ, đẹp da có được không ạ?
Trả lời:
Nước hoa quả là một dung dịch chứa các vitamin tổng hợp, chỉ dành cho những trường hợp cấp cứu kiệt sức, mất cân bằng hoặc thiếu vitamin trầm trọng, hoặc không ăn uống được gì, cơ thể không hấp thụ được thức ăn.
Tuy nhiên, hiện nay không ít người khi thấy trời nắng nóng, thấy kém ăn, da khô,… là đi truyền nước hoa quả vì cho rằng, dung dịch này sẽ giúp cho làn da sáng, giúp ăn ngon ngủ kỹ, tăng cân, khỏe mạnh,… mà không biết rằng nếu sử dụng không đúng cách sẽ có hại cho cơ thể, thậm chí tử vong do sốc phản vệ.
Thứ nhất, việc béo lên sau khi truyền nước hoa quả chỉ là béo ảo trong một thời gian ngắn. Và với quan niệm nước hoa quả làm tăng cân sẽ khiến những người gầy sẽ truyền dung dịch này thường xuyên hơn. Hậu quả là có thể dẫn đến suy gan, suy thận.
Thứ hai, rất dễ bị sốc phản vệ hoặc dị ứng. Bất kỳ thuốc nào khi đưa vào cơ thể đều có thể gây ra dị ứng hoặc sốc phản vệ. Việc truyền nước hoa quả đưa vào trong cơ thể theo đường tĩnh mạch, lại càng nguy hiểm hơn. Đó là chưa kể việc truyền nước hoa quả thường xuyên sẽ dẫn đến dư thừa vitamin, vừa không tốt cho sức khỏe, lại lãng phí tiền bạc.
Chỉ truyền dịch khi có chỉ định của bác sĩ. Trường hợp cần truyền dịch phải được thực hiện ở nơi có đủ điều kiện và các phương tiện cấp cứu như bệnh viện, trạm y tế,… để ứng phó với trường hợp xấu xảy ra.
Trên đây là một số lưu ý dành cho người thường xuyên truyền dịch cần biết trên trang tin tức y tế Việt Nam.
Nguồn ytevietnam.net.vn