7 thói quen hằng ngày giúp trì hoãn thoái hóa khớp

Áp dụng 7 thói quen sau đây mỗi ngày sẽ giúp bạn hạn chế tình rạng thoái hóa của sụn và ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp tiến triển nhanh.

Ngày 10/01/2023, 07:26:56   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 162

Đi bộ giúp phòng chống thoái hóa khớp

Bác sĩ, giảng viên Vật lý trị liệu – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Bệnh thoái hóa khớp hay bệnh viêm khớp là các bệnh về khớp phổ biến nhất, đây cũng là nguyên nhân đầu tiên làm giảm khả năng vận động khi còn trẻ. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể hạn chế được tình trạng thoái hóa của sụn và ngăn bệnh tiến triển quá nhanh bằng cách áp dụng thực hiện một số thói quen tốt về dinh dưỡng và luyện tập hằng ngày.

1. Đi bộ ít nhất 6000 bước mỗi ngày

Để hạn chế nguy cơ mắc phải bệnh thoái hóa khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối thì việc chống lại lối sống với tình trạng ít vận động rất quan trọng. Theo Hiệp hội chống lại bệnh thấp khớp Pháp (Aflar) khuyến khích những người đã bị mắc phải thoái hóa khớp nên bắt đầu mỗi ngày với 3.000 bước và dần dần để đạt 6.000 bước mỗi ngày.

2. Tập yoga 1 tuần 2 lần

Tập yoga ít nhất 2 lần/giúp làm giảm đau nhức xương khớp do viêm và thực hiện các công việc hàng ngày được dễ dàng hơn.

Chỉ cần dành vài phút để thực hành các tư thế yoga giúp phục hồi (như tư thế em bé) sẽ cảm thấy cơ thể được tiếp thêm sinh lực và giảm đau.

3. Uống đủ nước mỗi ngày

Nước giúp thải độc tố, hydrat hóa các khớp. Uống đủ nước cơ thể cần trong ngày cũng giúp bài tiết chất thải cùng độc tố ra ngoài. Việc thải này có thể ngăn ngừa tình trạng viêm và cũng giữ cho khớp được bôi trơn, giúp làm giảm đau.

Yoga giúp trì hoãn thoái hóa khớp

4. Ngủ đủ giấc mỗi đêm

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ: Rối loạn giấc ngủ có liên quan đến các dấu hiệu của viêm trong máu và các cơn đau gây ra do viêm khớp. Để giảm nguy cơ của viêm nhiễm này, hãy duy trì một thói quen ngủ đều đặn ít nhất 7 tiếng mỗi đêm.

Để có một giấc ngủ ngon, hãy giữ phòng ngủ luôn gọn gàng, thoáng mát và yên tĩnh, hạn chế ăn nhiều, quá no trước khi ngủ và tắt màn hình 1 giờ đồng hồ trước khi ngủ.

5. Giảm thói quen thuốc lá và rượu

Giữa việc hút thuốc chủ động và nguy cơ phát triển bệnh viêm mạn tính có mối liên hệ với nhau dường như đã được xác nhận. Do đó, để giảm nguy cơ mắc bệnh về viêm xương khớp, bạn nên bắt đầu bằng việc bỏ thuốc lá.

Việc uống rượu (và đặc biệt là bia) với liều lượng quá cao và quá thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp.

Bắp cải tốt cho sụn khớp

6. Tăng cường vào bữa ăn rau xanh và trái cây

 Những loại trái cây rất cung cấp giàu chất xơ, giúp làm giảm viêm (một quá trình liên quan đến bệnh thấp khớp do viêm, cũng như viêm xương khớp), giúp làm giảm sản xuất các protein đặc thù - chịu trách nhiệm cho sự thoái hóa sụn xảy ra trong viêm xương khớp.

Bông cải xanh, cũng giống như cải Brussels, chứa các hợp chất có khả năng ngăn chặn enzym chính phá hủy sụn, đó là glucosinolates. Chính những hợp chất lưu huỳnh này tạo cho chúng có mùi khó chịu khi nấu chín, nhưng lại có tác động tới tình trạng viêm sụn.

Trong chế độ dinh dưỡng người viêm khớp nên bổ sung ăn 2-3 lần trong một tuần đối với những loài cây họ cải này sẽ có lợi, không nấu chúng quá chín để bảo toàn các thành phần bản chất của chúng.

7. Thêm nghệ vào các món ăn

Curcumin có trong củ nghệ có khả năng chống oxy hóa và chống viêm mạnh, có tác dụng hỗ trợ giúp làm giảm đau nhức xương khớp.

Tinh chất nghệ thậm chí còn hiệu quả hơn khi kết hợp với hạt tiêu đen, gừng hoặc chất béo như dầu ô liu.

Lưu ý, các thông tin trên không thay thế cho lời khuyên của thầy thuốc, bác sĩ; người bệnh cần đến cơ sở y tế nếu cảm thấy sức khỏe bản thân đang đi xuống.

Tin Y tế Việt Nam tổng hợp và chia sẻ