Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng luôn là nỗi sợ hãi của các gia đình có con nhỏ vì dấu hiệu nhận biết bệnh này thường bị bố mẹ bỏ qua mà không hề biết.

Ngày 14/08/2017, 10:32:56   Tác giả :     Lượt xem: 2154

 Nếu như cách đây 10 năm, bệnh chân tay miệng vẫn còn là một“ bệnh lạ” đối với người Việt thì đến nay căn bệnh này đã trở thành một con số đáng báo động vì sức lây lan“ khinh khủng” của nó.

Bệnh chân tay miệng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh chân tay miệng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chân tay miệng

Theo trang Thông tin y học mới nhất, bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, thường do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây ra. Bệnh chân tay miệng ở trẻ có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Biểu hiện chính là sang thương da niêm dưới dạng bọng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ thường xuất hiện ở những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ…và có những dấu hiệu khác nhau tùy vào từng giai đoạn cụ thể của bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ

Những dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng là trẻ có biểu hiện chán ăn, bỏ bữa, khuôn mặt xanh xao, đau họng và nổi các nốt ban đỏ li ti trên da.

Trẻ bị mọc các nốt ban đỏ trên da: đây là dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết nhất về bệnh chân tay miệng của trẻ em.Sau khi phát bệnh khoảng 1 đến 2 ngày, trẻ sẽ phát ban những nốt hồng với đường kính khoảng vài mm. Những mụn này sau đó sẽ trở thành bọng nước, không đau, không ngứa và thường kéo dài trong khoảng dưới 10 ngày.

Mọc những đốm nhỏ li ti là dấu hiệu trẻ bị mắc chân tay miệng

Những mụn ban đỏ này thường có nhiều ở lòng bàn tay, ngón tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban này có kích thước 2cm đến 5m, hình bầu dục và nhân có máu xám sẫm

Loét miệng: loét miệng cũng là  một dấu hiệu nhận biết về bệnh chân tay miệng ở trẻ, nguyên nhân là do những mụn ban đỏ xuất hiện quanh miệng gây lên, những vết thương có đường kính lớn hơn các mụn ban đỏ ở vị trí khác trên da, thường có đường kính 4cm đến 8cm. Ngoài ra, bên trong cửa miệng bé cũng có thể xuất hiện những vết loét nhỏ này.

Sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau họng: sốt là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm. Sau 1, 2 ngày sốt, trẻ sẽ bị đau trong miệng, xuất hiện những đốm đỏ như phỏng rộp sau đó lan rộng thành những vết loét khiến trẻ càng thêm khó chịu và quấy khóc.

Sốt mệt mỏi chán ăn là những dấu hiệu của bệnh chân tay miệng

Sốt mệt mỏi chán ăn là những dấu hiệu của bệnh chân tay miệng

Các biện pháp phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ

Đã có rất nhiều trẻ phải thở máy, nguy hiểm đến tính mạng do bệnh chân tay miêng gây ra, điều cấp thiết cần đặt ra ngay lúc này là đề ra các biện pháp phòng bệnh trước khi nó trở thành đại dịch toàn cầu.

Nhưng hiện nay bênh chân tay miệng vẫn chưa có vaccine dự phòng cũng như không thể điều trị bằng kháng sinh thông thường. Vì vậy việc phòng bệnh lúc này là rất cần thiết, đặc biệt là đang vào thời điểm giao mùa và năm học mới sắp đến. Do đó để tránh sự lấy nhiếm của bệnh, mẹ có thể trực tiếp vệ sinh cho bé, tránh để bé tiếp xúc với vi khuẩn, mầm bệnh bằng việc rửa tay chân sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và thay tã cho trẻ nhỏ.

Hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh chân tay miệng

Hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh chân tay miệng

Các vật dụng trong nhà như đồ chơi, đồ dùng học tập cũng cần được khử trùng và vệ sinh sạch sẽ. Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh vì bệnh chân tay miệng có thể lây qua đường tiêu hóa.

Bệnh chân tay miệng có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm cho trẻ, để lại hậu quả không hề nhỏ cho sau này nên thay vì “ có bệnh thì vái tứ phương” thì các bậc làm cha mẹ hãy chăm sóc để ý trẻ thật tốt, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng  để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng với bệnh tật.

Nguồn: Dung Trần