Việc BHYT chi trả 100% tiền thuốc chữa trị cho những bệnh nhân ung thư sẽ giúp người bệnh tăng thêm thời gian điều trị, kéo dài tuổi thọ cho bản thân và đảm bảo sức khỏe trong cuộc sống.
-
80 triệu chủ thẻ BHYT sẽ hưởng những chính sách mới bắt đầu từ hôm nay
-
Việt Nam mỗi năm ghi nhận gần 24.000 trường hợp mắc ung thư phổi
-
Bị biến chứng ung thư nặng vì đắp lá cây, thuốc không rõ nguồn gốc
Từ ngày 1/1/2019 BHYT sẽ chi trả 100% tiền thuốc chữa trị cho những bệnh nhân ung thư
Thông tư 30/2018/TT-BYT quy định thanh toán đối với các thuốc điều trị ung thư
Hiện nay hầu hết bệnh nhân ung thư đều rơi vào hoàn cảnh bần cùng, khốn khổ vì chi phí y tế quá lớn. Họ không còn cách nào khác là trông chờ vào BHYT, vì thế trong quy định mới BHYT sẽ hỗ trợ bệnh nhân ung thư một phần lớn trong chi phí điều trị.
- Trường hợp theo chỉ định chuyên môn, người bệnh chỉ sử dụng một phần lượng thuốc trong đơn vị đóng gói nhỏ nhất (ví dụ: thuốc dùng trong chuyên khoa nhi, chuyên khoa ung bướu) và lượng thuốc còn lại không thể sử dụng được (ví dụ: không có người bệnh có cùng chỉ định, lượng thuốc còn lại không đủ liều lượng, quá thời hạn bảo quản của thuốc) thì quỹ BHYT thanh toán toàn bộ theo giá của đơn vị đóng gói nhỏ nhất.
- Các thuốc có ký hiệu dấu (*) là thuốc phải được hội chẩn trước khi sử dụng. Trường hợp cấp cứu phải hội chẩn chậm nhất vào ngày làm việc tiếp theo.
- Trường hợp thuốc kháng sinh có ký hiệu dấu (*) được quỹ BHYT thanh toán khi thực hiện đúng quy trình hội chẩn khi kê đơn theo quy định về hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện của Bộ Y tế.
- Đối với các thuốc trong nhóm điều trị ung thư, chỉ được sử dụng điều trị ung thư tại các cơ sở KCB có chức năng điều trị ung thư (bao gồm cơ sở ung bướu, huyết học truyền máu và y học hạt nhân
- Các khoa, đơn vị ung bướu, huyết học truyền máu và y học hạt nhân trong viện, bệnh viện chuyên khoa hoặc đa khoa) và phải do bác sĩ được cấp chứng chỉ hành nghề, phạm vi hoạt động chuyên môn là ung bướu hoặc huyết học truyền máu chỉ định.
- Người bệnh bị ung thư có sử dụng thuốc Doxorubicin đường tiêm, dạng liposome, thuốc Erlotinib đường uống, thuốc Gefitinib đường uống, thuốc Sorafenib đường uống trước ngày 1/1/2015 và còn sử dụng sau ngày 1/1/2019, sẽ tiếp tục được thanh toán với tỷ lệ 100%.
- Đối với người bệnh bị ung thư sử dụng thuốc Everolimus, đường tiêm, uống, thuốc L-asparaginase erwinia đường tiêm, thuốc Paclitaxel đường tiêm, dạng liposome và dạng polymeric micelle trước ngày 1/12019 và còn sử dụng sau đó. Hoặc thuốc Sorafenib đường uống sau ngày 1/1/2015 và còn sử dụng sau ngày1/1/2019, sẽ tiếp tục được Quỹ BHYT thanh toán theo tỷ lệ quy định tại Thông tư số 40/2014/TT-BYT.
Theo tin tức y tế cập nhật thì để đưa ra được những danh sách này đã phải mất rất nhiều thời gian và được tìm hiểu, nghiên cứu bởi các chuyên gia đầu ngành tư vấn. Ý kiến của chuyên gia từ ung thư, tim mạch, tiêu hóa, thuốc kháng sinh,… với mục đích đảm bảo thuốc đưa vào danh mục phải đủ cho nhu cầu điều trị cũng như an toàn với người bệnh.
Thay đổi những chính sách với người sử dụng BHYT
Tìm hiểu kỹ những trường hợp được áp dụng
Theo đó, các trường hợp được áp dụng cụ thể như sau, người bệnh cùng người nhà bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ.
- Trường hợp sau khi điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh chuyển sang cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác, được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc này nhưng vẫn trong liệu trình điều trị (trừ trường hợp điều trị ngoại trú trái tuyến);
- Người bệnh điều trị bệnh tạm ổn và dừng điều trị, khi tái phát, bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc đã điều trị;
- Trong quá trình điều trị, người bệnh không đến khám lại đúng hẹn, điều trị thuốc không liên tục;
- Trường hợp người bệnh sử dụng thuốc Erlotinib, đường uống có tác dụng phụ hoặc do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hết thuốc, bác sĩ chỉ định chuyển sang thuốc Gefitinib, đường uống và ngược lại (chuyển đổi từ thuốc Gefitinib, đường uống sang thuốc Erlotinib, đường uống).
- Trường hợp sử dụng điều trị các bệnh khác không phải ung thư: Quỹ BHYT thanh toán theo đúng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế hoặc của bệnh viện. Trường hợp chưa có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị thì phải hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa ung bướu.
- Trường hợp chưa có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị và không có bác sĩ chuyên khoa ung bướu phải được hội chẩn dưới sự chủ trì của lãnh đạo bệnh viện trước khi chỉ định sử dụng.
Những thay đổi này được đánh giá là phù hợp, mang đến nhiều quyền lợi cho người sử dụng BHYT, đặc biệt giúp bệnh nhân ung thư có thêm thời gian điều trị bệnh mà không cần lo lắng về vấn đề kinh tế.
Nguồn: ytevietnam.net.vn