Tamiflu không phải thuốc điều trị đặc hiệu số 1 cho các bệnh cúm

Thời gian gần đây, tại nhiều cơ sở y tế trên cả nước ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc cúm đến khám và điều trị. Vậy việc đổ xô đi mua thuốc Tamiflu liệu có cần thiết không?

Ngày 20/12/2019, 08:35:06   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 1109

Theo tin tức y tế tổng hợp, trong vòng hơn một tháng qua, các bác sỹ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận khám 3.066 lượt người bệnh có triệu chứng cúm tới khám và điều trị.


Virus cúm Influenza virus

Cúm là bệnh gặp phổ biến, đây là bệnh lành tính nhưng ở những người đề kháng yếu như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, người có sẵn các bệnh mãn tính... nguy cơ diễn biến nặng cao hơn.

Tác nhân gây ra bệnh cúm là gì?

Theo cục y tế dự phòng vncdc, vi rút cúm (Influenza virus) thuộc nhóm Orthomyxoviridae và được chia thành 3 týp A, B và C. Vỏ của vi rút bản chất là glycoprotein bao gồm 2 kháng nguyên: Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (Hemaglutinin) và kháng nguyên trung hoà N (Neuraminidase). Có 15 loại kháng nguyên H (H1-H15) và 9 loại kháng nguyên N (N1-N9). Những cách tổ hợp khác nhau của hai loại kháng nguyên này tạo nên các phân týp khác nhau của vi rút cúm A. Trong quá trình lưu hành của vi rút cúm A, 2 kháng nguyên này, nhất là kháng nguyên H, luôn luôn biến đổi. Những biến đổi nhỏ liên tục gọi là “trôi” kháng nguyên (antigenic drift) thường gây nên các vụ dịch vừa và nhỏ. Những biến đổi nhỏ dần dần tích lại thành những biến đổi lớn, tạo nên phân týp kháng nguyên mới gọi là “thay đổi” kháng nguyên (antigenic shift). Đó là do sự tái tổ hợp giữa các chủng vi rút cúm động vật và cúm người. Những phân týp kháng nguyên mới này sẽ gây đại dịch cúm trên toàn cầu.

Khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài: Vì bản chất của vi rút cúm là lipoprotein, vi rút cúm có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời, tia tử ngoại, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56 độ C và các chất hoà tan lipit như ether, beta-propiolacton, formol, chloramine, cresyl, cồn...Tuy nhiên, vi rút cúm có thể tồn tại hàng giờ ở ngoại cảnh, đặc biệt khi thời tiết lạnh và độ ẩm thấp. Ở nhiệt độ 0 độ C đến 40 độ C sống được vài tuần, ở -20 độ C và đông khô sống được hàng năm.

Thuốc Tamiflu có tác dụng điều trị bệnh cúm không?

Tamiflu được sử dụng để cải thiện các triệu chứng của bệnh cảm cúm. Thuốc có thể cải thiện các triệu chứng bệnh và rút ngăn thời gian hồi phục trong 1 – 2 ngày. Dược sĩ Vũ Bích Nhuần (GV Cao đẳng Dược 2020 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur HCM) cho biết: “Tamiflu không phải thuốc điều trị đặc hiệu số 1 cho các bệnh cúm, mà chỉ có tác dụng hỗ trợ.”

Thuốc Tamiflu
Thuốc Tamiflu

Thuốc thường được sử dụng để cải thiện các tình trạng như:

•           Nghẹt mũi, chảy nước mũi

•           Ho, đau họng, viêm họng

•           Sốt, ớn lạnh

•           Mệt mỏi, đau nhức cơ thể

Thuốc cũng được sử dụng để ngăn ngừa tái nhiễm bệnh cúm ở người đã mang virus cúm. Ngoài ra thuốc cũng có tác dụng ngăn ngừa lây lan virus cúm ở các thành viên trong gia đình hoặc một số người tiếp xúc với virus.

Tamiflu hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển và lây lan của virus cúm. Tuy nhiên, thuốc không phải là vắc – xin phòng ngừa cúm. Một số công dụng khác của thuốc có thể không được đề cập trong bài viết. Do đó, nếu cần sử dụng thuốc với mục đích khác, vui lòng trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

 

Thận trọng khi sử dụng Tamiflu

Trước khi sử dụng Tamiflu cần thông báo với bác sĩ nếu dị ứng với thuốc hoặc đã từng có bệnh dị ứng.

Thông báo cho bác về lịch sử bệnh án, đặc biệt là bệnh nhân có bệnh thận, đang lọc máu.

Nếu có lịch phẫu thuật, tiểu phẫu hoặc kiểm tra nha khoa, hãy thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Không có nghiên cứu cụ thể về tác dụng của thuốc Tamiflu với phụ nữ có thai và thai nhi. Tuy nhiên bị cúm khi mang thai có thể dẫn đến các dị tật bẩm sinh, nhẹ cân, sinh non và gây thai chết lưu. Do đó, nên trao đổi với bác sĩ sản khoa để được hướng dẫn cụ thể và có cách khắc phục hợp lý.

Thuốc Tamiflu có thể đi vào sữa mẹ nhưng ít có khả năng gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người dùng cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc Tamiflu mọi người cần biết

Một số người dùng Tamiflu, đặc biệt là trẻ em có thể gặp một số triệu chứng và tác dụng phụ không mong muốn. Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm:

•           Buồn nôn, nôn mửa

•           Đau đầu, chóng mặt

•           Bệnh tiêu chảy

•           Buồn ngủ, khó ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ

•           Đỏ mắt hoắc đau mắt

Nguồn: Y tế Việt Nam tổng hợp