Theo đó, các chuyên gia y tế cũng đã cảnh báo nguy cơ dịch tay – chân – miệng sẽ lây lan ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành trên cả nước. Theo Sở Y tế Hà Nội công bố thì chỉ trong 3 tuần qua số lượng trẻ mắc bệnh đã tăng lên cấp số nhân.
- Vụ Bác sĩ Vũ Hồng Chiến bị đánh: Đã đến lúc ngành Y cần được bảo vệ rồi!
- Khoảnh khắc bị hành hung, bác sĩ sẽ cảm thấy cô đơn và bất lực nhất!
- Lấy được gái ngành Y làm vợ là may hay rủi?
Sở y tế Hà Nội cảnh báo dịch tay chân miệng đang tăng theo cấp số nhân
Bệnh tay – chân – miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Theo thống kê mới nhất được đăng tải trên trang tin tức y tế Việt Nam cũng đã cập nhật về số lượng bệnh nhi đang mắc bệnh tay – chân – miệng. Vào mùa bệnh, phụ huynh nên cẩn thận trước một số dấu hiệu điển hình của bệnh tay – chân – miệng. Tại Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư, trường hợp bé Nguyễn Thúy A. (12 tháng tuổi, Hải Dương) được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bị bệnh tay – chân – miệng. Chị Trần Thanh M. (mẹ của bé Thúy A.) khẳng định một số dấu hiệu đã xuất hiện trước đó 3 ngày thấy con sốt cao liên tục, lại không đáp ứng với thuốc hạ sốt nên chị cho con ra phòng khám gần nhà. Chị M. cho biết thêm: “Tuy nhiên, con vẫn sốt liên tục và quấy khóc, gia đình mới vội vã đưa con đến BV Nhi T.Ư. Hóa ra không phải con viêm họng mà mắc bệnh tay - chân - miệng”.
Để giúp phụ huynh hiểu thêm về căn bệnh truyền nhiễm này, chúng tôi có cuộc trò chuyện với giảng viên từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đồng thời cũng đã xin ý kiến của bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng như sau: “Bệnh tay - chân - miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường tiêu hóa. Với bệnh này, cần chú trọng bàn tay là đường lây truyền bệnh lớn nhất của trẻ nhỏ. Hơn 99% bệnh xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi do trẻ có hệ miễn dịch kém. Hiện, bệnh vẫn chưa có vaccine phòng và thuốc điều trị đặc hiệu. Vì thế, các bậc cha mẹ nên phòng bệnh cho trẻ qua giữ gìn vệ sinh cá nhân, tăng sức đề kháng và tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh”. Các bạn cần chú ý trước nguy cơ mắc bệnh chuyên khoa này ở trẻ nhỏ.
Bệnh tay – chân – miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo số bệnh nhi mắc tay – chân – miệng tăng mạnh
Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, mặc dù là bệnh truyền nhiễm cả năm nhưng bệnh dễ bùng phát thành dịch vào 2 dịp, tháng 9 - tháng 12 và từ tháng 2 - tháng 4. Chính thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh tay - chân - miệng phát triển và nhanh chóng gây hại cho sức khỏe của trẻ. Sở Y tế Hà Nội cũng đã đưa ra thông báo trong 3 tuần liên tiếp vừa qua, số bệnh nhi mắc bệnh tay - chân - miệng gia tăng liên tục theo cấp số nhân. Tính riêng trong tuần thứ 2 của tháng 4 đã có 56 trẻ mắc, tăng gấp đôi so với tuần trước đó, nâng tổng số ca tính từ đầu năm đến nay là 155 trẻ. Bởi vì đây là bệnh chuyên khoa truyền nhiễm nên các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm về cách phòng chống nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.
Đặc biệt, Khoa Truyền nhiễm của BV Nhi T.Ư, cũng đã cảnh báo số ca điều trị căn bệnh này đã vượt con số 100 trong thời gian qua với nhiều ca bệnh nặng, có biến chứng và có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Đa phần bệnh nhân là trẻ dưới 3 tuổi. Ths.BS. Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Nhi T.Ư khẳng định những dấu hiệu ban đầu của trẻ đều ở thể nhẹ. Một số trường hợp trẻ bị chẩn đoán nhầm với sốt xuất huyết, hoặc sốt virus, sốt phát ban hay thủy đậu… nên chậm chăm sóc, điều trị vì môt số dấu hiệu của bệnh không được rõ ràng và bố mẹ phát hiện muộn.
Do vậy, bệnh tay – chân – miệng ở trẻ cũng có thể có biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ và có thể gây nguy hiểm rất nhanh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ dễ biến chứng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là với trẻ có sẵn bệnh nền. Bởi vậy bố mẹ cần hết sức lưu ý về thông tin về dịch bệnh cũng như giữ vệ sinh cho trẻ để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tay – chân – miệng môt cách hiệu quả nhất. Tin y tế cũng đã khuyến cáo điều này đến độc giả trên cả nước.
Trang Minh