Phác đồ điều trị nhồi máu cơ tim cho bệnh nhân

Phác đồ điều trị nhồi máu cơ tim sẽ giúp điều chỉnh, giảm thiểu các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng, di chứng xảy ra cho bệnh nhân.

Ngày 23/02/2018, 02:29:54   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 5028

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim là do cơ tim bị hoại tử một vùng khoảng 2cm, các khối máu đông được hình thành  ngăn cản quá trình lưu thông của họ máu gây nên hiện tượng này.

Chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim

Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim sẽ có các triệu chứng như đau ngực, biến đổi men tim, EGC,

Các triệu chứng lâm sàng như: đau ngực thường xuyên dữ dội liên tục, lan đến cằm, vai trái, mặt trong cánh tay trái, các ngón 4,5 lan xuống thượng vị. Ngoài ra bệnh nhân có thể bị đau từng cơn, đau ngực trái, suy tim, choáng tim…

Nhồi máu cơ tim có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người

Nhồi máu cơ tim có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người

Phác đồ điều trị nhồi máu cơ tim cho bệnh nhân

Các chuyên gia Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim không được phát hiện sớm và kịp thời điều trị sẽ có nguy cơ tử vong cao do loạn nhịp, suy bơm tim. Nếu phát hiện người bệnh bất tỉnh nên đưa ngay đến các cơ sở y tế để được sơ cứu và có phác đồ điều trị nhồi máu cơ tim tốt nhất.

Mục tiêu điều trị sẽ giúp bệnh nhân giảm đau, tái tưới máu, giảm thiểu kích thước vùng động mạch bị hoại tử đồng thời xử lý các biến chứng như loạn nhịp tim, suy tim, choáng,

Để giảm đau bệnh nhân được sử dụng Morphin sulfate:

Dùng liều 2,5 - 5 mg tiêm tĩnh mạch chậm, lặp lại sau 10 phút đến khi cảm giác đau được kiểm soát. Mỗi ngày không vượt quá 30mg. Tuy nhiên Morphin sulfate chống chỉ định cho các đối tượng bị suy hô hấp, huyết áp tụt, người trên 70 tuổi…

  • Nitrate tác dụng nhanh như Risordan 5mg hoặc Nitroglycerin 0,4 - 0,6mg ngậm dưới lưỡi lập lại sau 5 phút nếu vẫn còn đau (nếu HA tâm thu ³ 95mmHg).
  • Cho bệnh nhân thở oxy, hoặc 4-6l /phút qua sonde mũi, trường hợp bệnh nhân bị suy tim cần thở oxy liều cao từ 8- 10 L/ phút hoặc qua mask 80- 100% oxy.
  • Sử dụng thuốc tan cục huyết khối bằng thuốc tiêu sợi fibrin sẽ giúp phục hồi 60-90% lưu lượng động mạch vành. Tác dụng của thuốc tốt nhất trong 6 giờ đầu, nếu quá 12h không còn tác dụng.
  • Thuốc tiêu sợi fibrin không dành cho bệnh nhân bị sang thương, chảy máu, bệnh nhân mới phẫu thuật, xuất huyết nặng.

3 nhóm thuốc được công nhận có tác dụng:

  • rt-PA (recombinant tissue plasminogen activator) tốt nhất: Dùng liều đầu từ 5-10mg tiêm mạch rồi truyền 60mg trong giờ đầu, mỗi giờ thứ hai và ba truyền tiếp 20mg, tổng liều 100mg.
  • Streptokinase:  Dùng với liều 1,5 triệu UI pha trong 100ml NaCl 9% tĩnh mạch trong 1 giờ.
  • APSAC: Nên tiêm liều 30mg đường tĩnh mạch trong 2 - 5 phút.

Sử dụng thuốc chống đông

  • Heparine: Nên dùng khoảng 5 ngày
  • UFH: 25.000UI chia 2 lần mỗi 12 giờ tĩnh mạch. Theo dõi TCK 2 lần bình thường.
  • Dùng Heparine trọng lượng phân tử thấp sẽ hạn chế tai biến chảy máu hơn,
  • Enoxaparin (Lovenox) liều 30mg truyền đường tĩnh mạch, tiếp theo 1mg/kg dưới da mỗi 12 h.

Phác đồ điều trị nhồi máu cơ tim cần có sự chỉ định của bác sĩ

Thuốc chống kết tập tiểu cầu

  • Thuốc Aspirin với liều đầu từ 162 - 325 mg, sau đó giảm xuống còn 75 - 160 mg/ngày
  • Clopidogrel (Plavix) liều tải 300 mg sau đó 75 mg/ngày.
  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu đường tĩnh mạch GP IIb/IIIa inhibitors sẽ có lợi cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim có đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim không ST chênh lên.
  • Nitrate: sẽ giúp giảm đau và kích thước vùng bị nhồi máu.

Liều đầu nên dùng thuốc có tác dụng nhanh như Risordan 5mg hoặc Nitroglycerin 0,4 - 0,6mg ngậm dưới lưỡi… và chuyển loại tác dụng dài. Bệnh nhân bị tụt huyết áo nên thận trọng khi sử dụng và nâng huyết áp bằng vận mạch trước dùng Nitrat

Thuốc ức chế Beta

  • Thuốc sẽ giúp giảm nhịp tim, giảm sức co bóp cơ tim để giảm sự tiêu thị oxy từ đó sẽ hạn chế vùng hoạt tử bị mở rộng.
  • Nếu nhịp tim chậm < 55 nhịp/ phút, huyết áp tâm thu < 95 mmHg, block nhĩ thất, suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn không nên sử dụng.
  • Thuốc ức chế beta dùng với liều đầu Metoprolol tĩnh mạch 5mg x 3 lần cách nhau 5- 10 phút sau đó dùng 50 - 100mg/12 h.
  • Propranolol 1mg tĩnh mạch /10 phút x 3 lần sau đó dùng đường uống 20 - 40mg mỗi 8h

Tin tức y tế cho biết thuốc ức chế men chuyển sẽ giúp cải thiện dự hậu sau nhồi máu cơ tim cấp. Từ khi bắt đầu điều trị ức chế men chuyển trong vòng 24-48 giờ sau nhồi máu cơ tim cấp ở những bệnh nhân đã từng bị nhồi máu cơ tim trước đó. Hoặc bệnh nhân đái tháo đường, nhồi máu cơ tim thành trước trên ECG, tần số tim nhanh và biểu hiện suy tim trái trên X quang hoặc EF< 45%.

Thuốc ức chế calci

Thuốc chỉ dành cho bệnh nhân bị đau ngực sau nhồi máu cơ tim, chống chỉ định ức chế beta. Nên dùng với liều lượng thấp.

Bệnh nhân không tự ý thực hiện phác đồ điều trị nhồi máu cơ tim ở nhà mà cần có sự chỉ định, thăm khám, xét nghiệm, theo dõi của bác sĩ điều trị.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn