Phác đồ điều trị Hp ở trẻ em do bệnh loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng do niêm mạc dạ dày bị tổn thương, không còn nguyên vẹn cấu trúc xảy ra ở mọi đối tượng vì vậy cần có phác đồ điều trị Hp cho trẻ, người lớn riêng biệt.

Ngày 14/12/2017, 08:20:06   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 3129

Phác đồ điều trị Hp ở trẻ em cần được áp dụng và tuân thủ đầy đủ theo các chỉ định của bác sĩ bệnh nhân không nên tự ý sư dụng thuốc ngoài.

Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng

Để có phác đồ điều trị Hp ở trẻ em tốt nhất bác sĩ cần chẩn đoán bệnh như: vị trí đâu, đau như thế nào, thời gian đau, có lan sang cùng khác không, cường độ nặng hay nhẹ, triệu chứng đi kèm khi đau, số làn đau trong tuần, tháng,gia đình có người mắc như vậy không?... Trẻ em có sử dụng thuốc ảnh hưởng đến dạ dày không, chệ độ ăn, sốt, tiểu vàng, tiểu bị đau.

Chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em

Chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em

Bệnh nhân được đề nghị xét nghiệm

Chụp XQ DDTT có sửa soạn: xác định được 50% loét dạ dày và 89% loét tá tràng.

Nội soi DDTT: chính xác hơn X-quang, qua nội soi cần sinh thiết để khảo sát mô học và xác định rõ nguyên nhân dù hoàn toàn bình thường trên nội soi.

Công thức máu, men gan, amylase máu, tổng phân tích nước tiểu, soi phân, siêu âm: khi cần loại trừ các nguyên nhân đau bụng khác.

Không chỉ định IgG, IgM, aniti HP/máu, kháng nguyên HP/phân nếu chưa có bằng chứng hình ảnh có loét dạ dày tá tràng.

Chẩn đoán bệnh nhân bị đau thượng vị khi ăn, ói, có phân đen,  gia đình có tiền sử bị viêm loét dạ dày là các yếu tố chẩn đoán bệnh. Nếu bệnh nhân không có triệu chứng nặng có thể điều trị thử

Phác đồ điều trị Hp ở trẻ em

Phác đồ điều trị Hp ở trẻ em cần được xác định nguyên nhân để có hiệu quả chữa bệnh tốt nhất và thời gian điều trị 7 ngày đến 14 ngày.

Amoxicylin sử dụng liều 50 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần mỗi ngày (tối đa 1 g x 2 lần/ngày)

Clarithromycin với liều lượng 15 mg/kg/ngày, chia thành 2 lần mỗi ngày (tối đa 500 mg 1 2 lần/ngày)

Ức chế bơm proton H+ Omeprazol hoặc tương đương 1mg/kg/ngày, chia 2 lần mỗi ngày (tối đa 20mg 1 2/ngày)

Có lựa chọn thay thế khi điều trị Hp bị thất bại hoặc tái phát. Bệnh nhân cần được nội soi lại và cấy mô dạ dày làm kháng sinh đồ.

Bismush subsalicylate sử dụng 1 viên (262 mg) x 4 lần/ngày hoặc 15 ml (17,6 mg/ ml) 4 lần/ngày

Metronidazol nên sử dụng 20 mg/kg/ngày chia 2 lần mỗi ngày (tối đa 500 mg 1 2 lần/ngày)

ức chế bơm proton H+ Omeprazol hoặc tương đương với 1 mg/kg/ngày lên đến 20 mg uống 2 lần mỗi ngày

Thêm 1 kháng sinh sau:

Amoxicylin liều 50 mg/kg/ngày, chia 2 lần mỗi ngày (tối đa 1 g x 2 lần/ngày)

Tetracyclin với liều 50 mg/kg/ngày, chia 2 lần mỗi ngày (tối đa 1 g x 2 lần/ngày)

Clarithromycin liều15 mg/kg/ngày, chia 2 lần mỗi ngày (tối đa 500 mg x 2 lần/ngày)

Phác đồ điều trị Hp ở trẻ em mới nhất

Phác đồ điều trị Hp ở trẻ em mới nhất

Nếu điều trị tiệt căn bằng Omeprazol cần điều trị thêm Omeprazol cho đủ thời gian từ 4 - 6 tuần. Theo tin tức y tế cho biết cho thấy EsOmeprazol điều trị ở người lớn có thể làm lành ổ loét trong khoảng 2 tuần và không cần sử dụng thêm thuốc điều trị  nếu điều trị tiệt trừ HP đã đủ 14 ngày.

Điều trị viêm loét thứ phát

Cần loại bỏ yếu tố gây bệnh, có thể dự phòng nếu không loại bỏ được yếu tố gây bệnh. Điều trị thuốc ức chế bơm proton, hoặc kháng thực thể H2 trong 4-6 tuần.

Lưu ý không nên sử dụng  IgG, IgM, aniti HP/máu, để chẩn đoán nhiễm HP nếu chưa có bằng chứng hình ảnh có loét dạ dày tá tràng. Kháng nguyên HP/phân có thể dùng để xác định HP đã được tiệt trừ.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn