Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ chuẩn theo quy định của bộ Y tế

Sốc phản vệ được biết đến là tai biến y khoa nghiêm trọng có thể gây tử vong cao nếu không chẩn đoán kịp thời. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ như thế nào?

Ngày 14/12/2017, 08:32:00   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 54618

Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ được thực hiện theo quy định của bộ Y tế theo một quy chuẩn nhất định và hạn chế tối đa nguy cơ tử vong ở người bệnh.

Triệu chứng sốc phản vệ ở bệnh nhân

Các triệu chứng sốc phản vệ thường gặp như sau: Ngay sau khi tiếp xúc dị nguyên, cệnh nhân có cảm giác bồn chồn, sợ hãi, khó chịu hốt hoảng .

  • Người nổi các ban đỏ, mề đay, mẩn ngứa, phù Quincke
  • Mạnh nhanh nhỏ không bắt được mạch, huyết áp tụt nhanh thậm chí không đo được.
  • Người bệnh khó thở,  nghẹt thở, khó thở thanh quản.
  • Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt có thể hôn mê.
  • Người bị choáng váng,co giật, vật vã, giãy giụa

Nhận biết các dấu hiệu này sẽ giúp Bác sĩ, y tá đưa ra phác đồ cấp cứu sốc phẩn vệ đúng cho người bệnh.

Sốc phản vệ do nhiều nguyên nhân khác nhau

Sốc phản vệ do nhiều nguyên nhân khác nhau

Cách xử trí sốc phản vệ cho bệnh nhân theo phác đồ chống sốc mới nhất của bộ y tế

Xử trí ngay tại chỗ: Theo tin tức y tế cho biết ngừng ngay đường truyền đang tiếp xúc với các dị nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi). Cho bệnh nhân nằm tại chỗ, thoáng, không có đồ vật cản trở.

Sử dụng thuốc: adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ.

Lấy Adrenalin dung dịch 1/1.000 ốhg lml = lmg, tiêm dưới da, tiêm bắp ngay sau khi xuất hiện sốc phản vệ  cho bệnh nhân với liều như sau:

  • Đối với người lớn ½-1 ống.
  • Đối với trẻ em:  cần pha loãng (1/10) ốhg lml (lmg) + 9 ml nước cất = lOml sau đó tiêm 0,lml/kg), liều không quá 0,3mg. (Liều: adrenalin 0,01mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lốn).

Cách khoảng 10-15 phút  tiêm adrenalin liều như trên cho đến khi huyết áp trở lại bình thường.

Nên ủ ấm cho người bệnh, kê đầu thấp chân cao và theo dõi huyết áp 10-15 phút/lần (Cho bệnh nhân nằm nghiêng nếu có nôn).

Trường hợp sốc phản vệ nặng có thể đe dọa đến tính mạng, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm adrenalin 1mg dung dịch 1/10.000 (pha loãng 1/10) qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản hoặc bơm qua màng nhẫn giáp.

Cho bệnh nhân uống than hoạt (liều đầu 5g ở trẻ em, 20g ở người lớn).

Tùy theo điều kiện có thể áp dụng:

  • Xử trí suy hô hấp: Tùy vào mức độ sốc phản vệ và khó thở có thể áp dụng cho bệnh nhân các biện pháp sau:
  • Cho thở oxy mũi - thổi ngạt, bóp bóng Ambu có oxy.
  • Đặt ông nội khí quản, thông khí nhân tạo và mở khí quản nếu có phù thanh mốn cho cho bệnh nhân.
  • Truyền tĩnh mạch chậm: aminophyllin 1 mg/kg/giò hoặc terbutalin 0,2 pg/kg/phút.

Có thể dùng:

  • Liều terbutalin 0,5mg, 1 ống tiêm dưới da cho người lớn và 0,2mg/10kg cho trẻ em. Tiêm lại sau 6 - 8 giò nếu bệnh nhân không đỡ khó thở.
  • Xịt họng terbutalin, salbutamol mỗi lần 2 nhát bóp, 4-5 lần trong ngày.
  • Thiết lập một đường truyền tĩnh mạch adrenalin để duy trì huyết áp: bắt đầu bằng 0,l|4.g/kg/phút điều chỉnh tốc độ theo huyết áp (khoảng 2mg adrenalin /giờ cho người lớn 55 kg)

Các loại thuốc khác dùng trong phác đồ chống sốc:

  • Sử dụng Methylprednisolon lmg/kg/4 giò hoặc hydrocortison hemisuccinat 5mg/kg/4 giò tiêm vào tĩnh mạch hoặc tiêm bắp (có thể tiêm bắp ở tuyên cơ sỏ). Dùng liều cao hơn nếu sốc phản vệ nặng (gấp 2 - 5 lần).
  • Natrichlorua 0,9% 1 - 2 lít tiêm cho người lớn, không dùng quá 20 ml/kg cho trẻ em mỗi lần tiêm.
  • Promethazin 0,5 - lmg/kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
  • Thuốc điều trị phối hợp:
  • Cho bệnh nhân uống than hoạt lg/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hoá.
  • Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc, nếu có thể.

Chú ý khi cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ:

  • Cần theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định trở lại.
  • Sau khi sơ cứu nên tận dụng đường tiêm tĩnh mạch đùi (vì tĩnh mạch to, nằm phía trong động mạch đùi, dễ tìm).
  • Trường hợp huyết áp vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và adrenalin thì có thể truyền thêm huyết tương, albumin (hoặc máu nếu mất máu) hoặc bất kỳ dung dịch cao phân tử nào sẵn có (Haesteril).
  • Điều dưỡng viên có thể sử dụng adrenalin tiêm bắp theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ, bác sĩ không có mặt.
  • Nên hỏi kỹ tiền sử dị ứng của bệnh nhân và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ trước khi dùng thuốc rất cần thiết. Nên để bệnh nhân nằm ở tư thế nằm nghiêng nếu bị hôn mê.

Các khoản cần thiết:

  • Tổng cộng: 6 khoản
  • Adrenalin lmg = lml: 5 ống.
  • Nước cất lOml: 5 ống
  • Bơm, kim tiêm (chỉ dùng 1 lần) lOml: 5 cái
  • Hydrocortison hemisuccinat lOOmg hoặc Methylprednisolon (Solumedrol 40 mg hay Depersolon 30 mg: 5 ống.
  • Phương tiện khử trùng cần có (bông, băng, gạc, cồn, dây chun).
  • Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ.

Bệnh nhân sốc phản vệ cần được cấp cứu kịp thời

Bệnh nhân sốc phản vệ cần được cấp cứu kịp thời

Các dụng cụ khác, nên có ở các phòng điều trị:

  • Bơm xịt salbutamol hoặc terbutalin.
  • Bóng Ambu và mặt nạ.
  • Ông nội khí quản.
  • Than hoạt.
  • Để nhanh chóng cấp cứu cho bệnh nhân bị sốc phản vệ.

Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ mới nhất của bộ y tế được cập nhật phù hợp với thời gian và kịp với nền y học hiện nay. Bộ Y tế luôn thay đổi các phác đồ cấp cứu, xử lý sốc phản vệ, giúp các Y bác sĩ hoàn thành tốt công việc cấp cứu bệnh nhân nguy kịch. 

 

Nguồn: Ytevietnam.net.vn